… hoặc là bạn sẽ cảm thấy sợ chúng hơn bởi thứ nước đó chính là nước bọt.
Có những thứ trên cơ thể chúng ta, vì nó quá tự nhiên mà chúng ta chẳng khi nào để ý đến cả – nước bọt (nước miếng) là một ví dụ. Thậm chí nghĩ đến, đa số người trong chúng ta còn cảm thấy ghê sợ cái thứ nước nhầy nhầy… khó ngửi này, bất chấp việc nó ngày ngày vẫn tồn tại trong miệng.
Có điều, cái thứ nước đáng sợ đó lại ẩn chứa những khả năng vi diệu đảm ai cũng phải mắt chữ A, mồm chữ O luôn…
1. Kiên trì nhổ nước bọt, bạn sẽ gom đầy 2 bồn tắm
Mặc dù mỗi người lại có một lượng nước bọt khác nhau, nhưng trung bình mỗi người tạo ra 0,7 lít nước bọt mỗi ngày. Con số này vừa đủ lấp đầy hai cái bồn tắm nhà bạn mỗi năm, và nếu tính trên cả đời người thì đủ để lấp đầy một bể bơi kích cỡ tiêu chuẩn trong Olympic.
2. Người hùng của răng, nướu lợi và biết “bôi trơn” miệng
Nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe răng miệng. Bên trong nước bọt có các enzime giúp tiêu diệt vi khuẩn và chống nhiễm trùng. Nó như một lớp màng bảo vệ chúng ta khỏi những loại vi khuẩn gây sâu răng.
Vậy nên các chuyên gia nha khoa khuyên rằng chúng ta nên nhai kẹo cao su không đường thường xuyên để tạo ra nhiều nước bọt hơn, giúp hàm răng của chúng ta không sâu bệnh và khỏe mạnh.
3. Chất xúc tác cho tiêu hóa
Enzyme trong nước bọt còn giúp tiêu hóa một phần thức ăn, giúp chúng mềm ra, nhỏ hơn và trở nên dễ nuốt trôi.
4. Đánh thức mọi giác quan
Thực sự, thức ăn phải được hòa tan trong nước bọt thì chúng ta mới có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng của chúng. Đó là bởi, nước bọt sẽ giúp thức ăn tiếp xúc với các thụ thể vị giác trên lưỡi, giúp cho chúng ta cảm nhận được hương vị dễ dàng hơn.
5. Có thể làm lành vết thương
Nước bọt không chỉ giúp miệng đỡ khô, mà còn có protein bên trong có thể khiến những vết thương trong miệng lành lại nhanh hơn nhiều lần.
Chưa kể trong nước bọt còn chứa một chất gọi là opiorphin – chất được xưng tụng là loại thuốc giảm đau cực kỳ hữu hiệu, với tác dụng mạnh gấp 6 lần morphine.
6. Miệng bạn sẽ khô khốc khi căng thẳng
Để ý một chút bạn sẽ thấy nước bọt tiết ra ít hơn hẳn hơn nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.
Nguyên do là vì lưu lượng nước bọt được điều khiển bởi hệ thần kinh. Khi căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm của chúng ta sẽ hoạt động, đòi hỏi cơ thể phản ứng ngay lập tức với các tinh huống phải đưa ra quyết định “chiến đấu hay bỏ chạy”. Quá trình này vô tình cắt giảm lượng nước bọt được sản sinh ra.
7. Bạn không chỉ có thể bị sỏi thận mà còn có thể bị cả “sỏi tuyến nước bọt”
Nước bọt được tiết ra từ các tuyến bên trong miệng. Tuy nhiên, đôi khi các chất có trong nước bọt có thể kết tụ lại thành một hòn sỏi nhỏ như sỏi thận, khiến các tuyến này tắc nghẽn.
Hầu hết các hòn sỏi có kích thước nhỏ hơn 1cm. Nhưng cũng có những trường hợp đột biến lên tới vài cm, và chỉ có thể loại bỏ thông qua phẫu thuật.
Hiện nay, kỉ lục thế giới về sỏi nước bọt đang là 3,7cm. Hòn sỏi này nặng tới 3,6g và đã được lấy ra từ một người đàn ông 43 tuổi ở Ba Tư.
Theo Kenh14