Nhắc đến thiết bị phục vụ cho Gamer, ngoài chuột xịn, tai nghe chất, thì chắc ai cũng đã một lần nghe qua bàn phím cơ.
Vậy thì bàn phím cơ là gì và khác bàn phím thường thế nào? Theo lý thuyết về cấu tạo bên ngoài, bàn phím cơ và bàn phím thường đều như nhau ở khoảng nút phím và đều hỗ trợ đủ dàn phím chuẩn. Thế nhưng nếu nói sâu về mặt cấu tạo bên trong của từng cụm phím chúng ta sẽ có cái nhìn khác về bàn phím cơ.
Bàn phím thường cấu tạo từ ba miếng nhựa mềm cùng với các nút nhựa hình tròn bên dưới mỗi phím. Khi bấm một phím, nút nhựa bên dưới phím đó sẽ đẩy vào khoảng trống ở giữa màng tiếp xúc với phần đáy và phần đỉnh tấm màng, tạo nên dòng điện từ bàn phím chuyển đến máy. Thế nhưng với đặc điểm sử dụng ron cao su nên bàn phím thường sẽ chóng hư theo thời gian khi các ron cao su này không còn bền như trước nữa. Khi đó việc bạn bấm mãi không ăn, hoặc bấm nhưng nút không trồi lên, hoặc không bấm gì bỗng nhiên chữ xuất hiện liên tục như kẹt nút, tức là bàn phím bạn đã hư.
Ngoài ra bàn phím thường ít có loại nào có chức năng anti-ghost ngoại trừ các dòng cao cấp như DeathStalker của Razer, tức là khi bạn gõ nhanh một chuỗi các ký tự, bàn phím thường ít có loại nào có thể một lúc nhận được hơn 3 tín hiệu trong cùng 1 giây. Nói dễ hiểu 1 tý khi áp dụng thực tế nhé, nếu bạn cần chơi combo Insec của Lee Sin bạn sẽ cần thao tác thế này:
Sóng âm – Cắm mắt – Hộ thể lên mắt – Nộ long cước – Vô ảnh cước – Kiên định – Địa chấn – Dư chấn
Với combo trên ta cần đến 8 lần nhấn nút bàn phím theo thứ tự Q – 4 – W – R – Q – W – E – E trong tầm chưa tới 1 giây. Với chuẩn bàn phím thông thường, các bạn sẽ bị kẹt từ nút thứ 3 hoặc 4, tức là hoặc bạn hộ thể lên mắt rồi đột nhiên khựng lại, hoặc bạn đã Nộ long cước trúng nhưng lại không kịp Vô ảnh cước để chạy về. Đó chẳng phải do bạn tệ quá không combo đúng, chẳng qua do cái bàn phím của bạn nó không làm được thôi.
Đối với bàn phím cơ, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng của những chuỗi combo này. Trước tiên nói về độ nảy của phím cơ khác hoàn toàn so với phím thường bởi phím cơ được gia cố thêm hệ thống switch với 4 chuẩn khác nhau, độ nảy nhanh hơn cả ron cao su của bàn phím thường tới 5 lần và có hệ thống Anti-Ghost khiến các combo nhanh hơn hẳn. Bạn có thể dễ dàng combo Insec chưa tới 1 giây mà không bị gián đoạn ở bất kỳ giai đoạn nào.
Ngoài ra, bàn phím cơ còn có tiếng “click” quen thuộc so với bàn phím thường, những tiếng click này được tạo ra bởi nút khi gõ xuống và nảy lên bởi lò xo trong switch. Đối với người mới nghe thì khá là ồn bởi âm thanh nó khá lớn và liên tục tạo ra khi bạn sử dụng bàn phím. Tuy nhiên đối với vài dòng Switch như Brown thì tiếng click này sẽ nhỏ hơn bởi nó có ron cao su giúp đỡ phần nút bật lên khi nhấn xuống.
Sự khác biệt nữa của các dòng phím cơ chính là độ nhẹ của phím, bình thường bạn cần phải có tạo một lực nhấn đủ mạnh để ấn phím xuống khi sử dụng bàn phím thường. Thế nhưng với bàn phím cơ độ nhẹ sẽ được giảm đi tới 3-4 lần khiến việc lướt phím là hoàn toàn có thể. Giờ đây bàn phím thường vừa nhẹ – vừa nhanh – lại còn Anti Ghost khiến các combo khó và cần sử dụng phím liên tục như Lee Sin, Katarina, Zed… sẽ không còn bị khựng nữa.
Hiện nay bàn phím cơ có giá tương đối đắt với đại đa số người chơi khi giá rẻ nhất cũng cỡ 1.000.000 vnđ và đắt có thể lên đến cả chục triệu đồng. Hiện trên thế giới chuẩn bàn phím cơ nổi nhất là Cherry MX, ngoài ra các hãng như Razer cũng đã tự sáng tạo ra chuẩn cơ riêng cho mình nhưng vẫn chưa nổi bằng Cherry MX được. Với các chuẩn Switch Cherry MX có thể phân loại ra như sau
– Blue MX: lực nhấn 50g. Chuẩn thông dụng nhất của bàn phím cơ, độ nảy tốt, tiếng click khá ồn.
– Brown MX: lực nhấn 45g. Chuẩn thông dụng thứ nhì, độ nảy tốt, tiếng click được triệt tiêu bớt với ron cao su.
– Red MX: Lực nhấn 45g. Chuẩn thông dụng thứ ba, độ nảy tốt, nhẹ và khá nhanh so với Brown MX, nhưng do quá nhẹ nên hay bị nhấn nhầm.
– Black MX: Lực nhấn 60g. Chuẩn kém thông dụng nhất do kén người xài. Khá nặng nhưng lại có độ nảy tốt. Với nhiều người thích nút nặng so với bản Red MX thì đây là sự lựa chọn lý tưởng.
Cũng theo thứ tự, chúng ta có những game phù hợp với các bản Cherry MX như sau:
– Blue MX: mọi game đều có thể sử dụng.
– Brown MX: Văn phòng thích sử dụng do đỡ ồn, gõ phím nhanh, các game dạng MOBA, dàn trận hoặc FPS
– Red MX: Các game FPS cần thao tác cực nhanh, MMOFPS, MMORPG.
– Black MX: Mọi game đều có thể sử dụng, với những người yêu cầu nút nặng.
Ngoài ra các bạn còn có thể kiếm thử vài dòng bàn phím cơ có giá tương đối ổn định như: