Hẳn rằng rất nhiều bạn trong chúng ta khi khi chọn một vị tướng đều quan tâm đến 3 vấn đề sau đó: Phép bổ trợ, Ngọc bổ trợ và Bảng bổ trợ. Riêng về Phép bổ trợ và Ngọc bổ trợ sẽ có những bài viết sau để hướng dẫn các bạn, còn hôm nay chúng ta sẽ chỉ chuyên sâu về một thứ: Bảng bổ trợ.
Bảng bổ trợ trong Liên Minh Huyền Thoại.
Mình tin rằng trong số những bạn đang đọc bài viết này thì tới 80% các bạn cộng Bảng bổ trợ theo 3 kiểu: 1. Cộng bừa, 2. Nhờ người bạn trình cao hơn cộng giúp, 3. Xem các bảng ngọc của các cao thủ hay tham khảo các website và cộng một cách rập khuôn. Và mình tin rằng ít ai trong số chúng ta chịu bỏ thời gian ra ngồi nghiên cứu kĩ những gì trong Bảng bổ trợ cung cấp. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ cùng các bạn NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CHI TIẾT NHẤT và mong rằng sau bài viết này, ai cũng có thể tự cộng cho mình bảng bổ trợ cho những vị trí, những vị tướng mà bạn yêu thích!
I. TỔNG QUAN VỀ BẢNG BỔ TRỢ:
Khi bạn đạt đủ cấp 30 trong trò chơi, hệ thống sẽ cho bạn 30 điểm để bạn cộng vào một bảng hình chữ nhật được gọi là BẢNG BỔ TRỢ. Bảng bổ trợ gồm có 3 nhánh: CÔNG, THỦ, ĐA DỤNG. Gồm có 57 ô nhỏ với mỗi một chức năng và vai trò khác nhau phân bố vào 3 nhánh, mỗi ô nhỏ lại có một lượng điểm nhất định để bạn có thể cộng vào. Mỗi người chơi có thể cộng tối đa 30 điểm vào một bảng bổ trợ và có thể tạo tối đa 20 bảng bổ trợ phục vụ cho những vị tướng và những vai trò tùy biến khác nhau. Lưu ý rằng lượng điểm bạn cộng ở bảng này thì sẽ không liên quan đến bảng kia. Bạn cũng có thể đặt tên cho bảng bổ trợ của mình theo ý thích cho dễ nhớ.
Một bảng bổ trợ được cộng hoàn chỉnh (21 – 9 – 0) có tên ”Bất chấp giao thông” của một game thủ giấu tên.
Rõ ràng là bạn không thể cộng hết được bảng bổ trợ vì bạn chỉ có 30 điểm mà thôi, do đó mỗi một điểm cộng chính xác và phù hợp sẽ giúp cho vị tướng trong trận của bạn hiệu quả hơn. Ngược lại nếu cộng vớ vẩn hay phí phạm dù chỉ một điểm cũng có thể sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy ta cần quan tâm những điều gì trong bảng bổ trợ và cộng sao cho hợp lí?
II. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT:
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng nhánh, phân tích các ô trong nhánh có vai trò như thế nào và những vị tướng nào sử dụng sẽ phù hợp.
1. Nhánh Công:
Ở nhánh Công này gồm có 20 ô nhỏ, và theo như hình trên thì mình đã chia nó vào 4 nhóm nhỏ gồm:
– Nhóm 1: Nhóm gây sát thương bằng kĩ năng hay đòn đánh thường.
– Nhóm 2: Nhóm Sát thương vật lí (trừ ô cuối Tàn phá ).
– Nhóm 3: Nhóm Sát thương phép thuật.
– Nhóm 4: Nhóm ”hồi phục”. (trừ ô Đao Phủ )
a. Nhóm 1:
Gươm Hai Lưỡi:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Cận chiến: Gây thêm 2% sát thương và chịu thêm 1% sát thương.
Đánh Xa: Gây thêm 1.5% sát thương và chịu thêm 1.5% sát thương.
+ Đúng như cái tên gọi ”hai lưỡi”, ô này cho bạn khả năng gây thêm sát thương nhưng bù lại cũng phải chịu nhận sát thương. Tuy nhiên theo như thông số thì bạn chỉ nên cộng vào ô này khi sử dụng các tướng cận chiến có lượng sát thương mạnh mẽ. Hay nói cách khác, nếu muốn snowball thì hãy cộng vào ô này.Các tình huống dồn sát thương của bạn sẽ rút máu đối thủ nhanh hơn bao giờ hết.
– Một số vị tướng nên cộng vào ô này:
Lộ Nhược Điểm:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Gây sát thương lên kẻ địch bằng một kĩ năng sẽ gia tăng sát thương các tướng đồng minh gây ra lên đơn vị đó thêm 1% trong 3 giây kế.
+ Đây là ô được cần được cộng cho các vị tướng ”hộ công” – có nghĩa là các tướng mở màn giao tranh hay các vị tướng hỗ trợ thiên hướng tấn công. Vì cơ bản thì các tướng này không có quá nhiều sát thương nên việc mở màn bằng các kĩ năng rồi để đồng đội ”hấp diêm” chúng thì cộng vào đây sẽ giúp đối phương lên bảng sớm hơn .Lưu ý rằng cần có 4 điểm thì mới có thể cộng vào ô này nên thường ta sẽ cộng 4 điểm đó vào ô Ma thuật giúp kĩ năng được hồi nhanh hơn.
– Một số vị tướng nên sử dụng:
Pháp Vũ Đồng Hành và Vũ Pháp Đồng Hành.
– Cấp bậc: đều là 1/1.
– Tác dụng:
Pháp Vũ Đồng Hành: Sát thương tướng địch bằng một đòn đánh thường sẽ gia tăng sát thương gây ra trên kĩ năng thêm 1%, cộng dồn đến 3 lần.
Vũ Pháp Đồng Hành: Sát thương tướng định bằng một kĩ năng sẽ gia tăng sát thương gây ra trên đòn đánh thường thêm 1%, cộng dồn đến 3 lần.
+ Đó là lí do vì sao mình gộp 2 cái này làm một. Hay nói cách khác bạn phải cùng cộng 2 ô này chứ không phải 1 ô riêng lẻ vì chúng bổ trợ cho nhau. Và rõ ràng theo công dụng thì 2 ô này sẽ bổ trợ rất tốt cho những vị tướng gây sát thương lưỡng tính (vừa sát thương phép vừa sát thương vật lí), hay những pháp sư có khả năng bổ trợ sát thương trong đòn đánh cũng khá tốt.
– Một số vị tướng nên sử dụng:
Cuồng Loạn:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Các đòn chí mạng tăng 5% tốc độ đánh trong 3 giây (cộng dồn tối đa 3 lần).
+ Rõ ràng ô này dành cho các Xạ thủ – những vị tướng có tỉ lệ chí mạng cao và cần tốc độ đánh. Ngoài ra có 3 trường hợp ngoại lệ là Yasuo, Fiora và Tryndamere cũng có thể cộng vào ô này nếu cần.
b. Nhóm 2:
Nộ
– Cấp bậc: 4/4.
– Tác dụng:
Cộng từ 1.25 đến 5% tốc độ đánh phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Không có gì đáng bàn khi đây là ô cần cộng tối đa cho các Xạ thủ, những vị tướng cần tốc độ đánh như Kayle, Yasuo, Fiora, Tryndamere, Jax…
Vũ Lực và Bậc Thầy Võ Nghệ:
– Cấp bậc:
+ Vũ Lực: 3/3.
+ Bậc Thầy Võ Nghệ: 1/1.
– Tác dụng:
Vũ lực: Cộng từ 4 đến 10 sát thương vật lí ở cấp 18 (+0.22 -> +0.55 STVL mỗi cấp) phụ thuộc vào số điểm cộng.
Bậc Thầy Võ Nghệ: Cộng 4 sát thương vật lí.
+ Đây là 2 ô bạn cần cộng tiếp tối đa nếu đang sử dụng Xạ thủ hay các đấu sĩ, sát thủ thiên hướng sát thương vật lí.
Lãnh Chúa:
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng: Cộng thêm từ 2% đến 5% Sát thương vật lí tùy thuộc vào số điểm cộng.
+ Tiếp tục cộng sâu tới đây nếu bạn chơi Xạ thủ và sát thủ vật lí (vì các vị tướng này thiên về việc mua trang bị tấn công nên sẽ hưởng lợi từ ô này, còn các đấu sĩ thì nên dừng lại ở Bậc Thầy Võ Nghệ).
Công Kích Tàn Phá
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Cộng thêm từ 2% đến 6% Xuyên giáp và Xuyên kháng phép phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đang sở hữu những vị tướng có sát thương lưỡng tính đã nêu ở trên, còn nếu không thì sẽ mất đi một trong 2 yếu tố. Dù sao thì đây cũng là một ô nên cộng khi bạn đang chơi Xạ thủ hay Pháp sư.
Tàn Phá.
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng: +3% sát thương gia tăng.
+ sát thương ở đây là mọi loại sát thương, thích hợp cho Xạ Thủ, Pháp Sư và Sát Thủ.
c. Nhóm 3:
Ma Thuật:
– Cấp bậc: 4/4.
– Tác dụng:
Cộng từ 1.25% đến 5% giảm thời gian hồi chiêu phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Khả năng hồi chiêu là luôn luôn cần cho các pháp sư và tướng Hỗ trợ, vì vậy hãy nâng tối đa Ma thuật nếu bạn chơi ở 2 vị trí này. Mặc khác một số vị tướng sau đây cũng cần cộng 4 điểm ở Ma thuật (đa số là Sát thủ):
Trí Lực và Bậc Thầy Cổ Thuật.
– Cấp bậc:
Trí Lực: 3/3.
Bậc Thầy Cổ Thuật: 1/1.
– Tác dụng:
Trí Lực: Cộng từ 6 ->16 sức mạnh phép thuật ở cấp 18 (+0.33 -> 0.89 SMPT mỗi cấp) tùy thuộc vào số điểm cộng.
Bậc Thầy Cổ Thuật: Cộng 6 Sức mạnh phép thuật.
+ Đây là 2 ô bạn cần phải cộng tiếp tối đa khi chơi ở vị trí Pháp sư, Hỗ trợ và một số tướng đỡ đòn thiên về sức mạnh phép thuật cũng có thể cộng tiếp giúp có thêm lượng sát thương cần thiết.
Đại Pháp Sư
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng: Tăng sức mạnh phép thuật từ 2% đến 5% phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Bạn cần cộng tối đa ô này khi đang chơi ở vị trí pháp sư nhằm hưởng lợi tốt nhất từ trang bị và ngọc (các trường hợp ở trên chỉ nên dừng lại ở Bậc Thầy Cổ Thuật).
d. Nhóm 4:
Đồ Tể và Nuốt Chửng
– Cấp bậc: đều là 1/1.
– Tác dụng:
Đồ Tể: Các đòn đánh và kĩ năng công kích đơn thể gây thêm 2 sát thương lên lính và quái.
Nuốt Chửng: Tiêu diệt một đơn vị hồi 3 Máu và 1 Năng lượng.
+ 2 ô này cực kì thích hợp cho 3 dạng tướng:
1/ Các Xạ thủ có lượng sát thương khởi điểm đầu trận thấp hay cần khả năng hồi phục từ Nuốt chửng để trụ đường lâu dài:
2/ Các pháp sư có giai đoạn đầu khó khăn hay cần lượng hồi phục để spam kĩ năng.
3/ Các đấu sĩ theo thiên hướng sát thương hay chiến đấu dai dẳng ở đường trên.
Đao Phủ:
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Gia tăng sát thương lên các tướng còn dưới 20%/35%/50% máu thêm 5%.
+ Đao phủ là một trường hợp ngoại lệ trong nhóm 4 này và nó đặc biệt phù hợp cho 3 vị trí Pháp sư, Xạ thủ và Sát thủ – những vị trí cần dồn sát thương nhanh gọn để tiêu diệt đối thủ.
Cuộc Chơi Nguy Hiểm
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Hỗ trợ hoặc tiêu diệt một vị tướng giúp hồi phục lại 5% lượng máu và năng lượng tổn thất.
+ Với tên gọi khá thú vị, ô này cần thiết cho các Xạ thủ và Pháp sư giúp 2 vị trí này dai sức và trụ lâu hơn trong giao tranh (pháp sư cần hơn vì năng lượng không phải là yếu tố quan trọng với Xạ thủ, mặc khác Xạ thủ cũng có thể sử dụng khả năng hút máu của bản thân để hồi phục). Ngoài ra với một số pháp sư hay đấu sĩ thiên hướng đỡ đòn sau cũng có thể cộng vào ô này.
Gươm Ma Thuật:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Các đòn đánh thường gây thêm sát thương phép ngang với 5% sức mạnh phép thuật.
+ Rõ ràng đây là ô phù hợp cho các pháp sư phụ thuộc vào đòn đánh, kết hợp với Vũ Pháp Đồng Hành và Pháp Vũ Đồng Hành sẽ thật tuyệt vời, sau đây là một số ví dụ:
2. Nhánh Thủ:
Ở nhánh Thủ có 19 ô nhỏ và mình xếp những ô nhỏ này vào các nhóm màu như sau:
– Nhóm 1 (khung màu vàng): Nhóm giảm sát thương.
– Nhóm 2 (khung màu tím): Nhóm hồi phục.
– Nhóm 3 (khung màu cam): Nhóm tăng máu.
– Nhóm 4 (khung hồng nhạt): Nhóm giảm hiệu ứng khống chế.
– Nhóm 5 (khung màu đỏ): Nhóm đi rừng.
– Các ô còn lại: Nhóm giáp và kháng phép.
a. Nhóm 1:
Chặn Đứng:
-Cấp bậc: 2/2.
– Tác dụng:
Giảm sát thương nhận vào từ các đòn đánh thường của tướng đi từ 1 -> 2.
+ Đây là một ô cần nên cộng nếu bạn đang chơi ở vị trí Xạ thủ hay Hỗ trợ cận chiến do tính ác liệt trong cuộc đấu 2 vs 2 ở đường dưới thì việc 2 bên đánh tay đôi với nhau sẽ diễn ra thường xuyên. Cũng có thể cân nhắc điểm này cho các pháp sư cận chiến ở đường giữa hay các đấu sĩ ở đường trên.
Bất Khuất:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Cận chiến: giảm tất cả các sát thương nhận vào từ tướng đi 2.
Đánh xa: giảm tất cả các sát thương nhận vào từ tướng đi 1.
+ Cũng tương tự như Chặn đứng, tuy nhiên về mặt tướng cận chiến thì ô này lại hiệu quả hơn.
Đàn Áp:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm sát thương nhận vào đi 3% từ các kẻ địch chịu hiệu ứng bất lợi liên quan đến di chuyển. (làm chậm, trói, khiêu khích, choáng, v..v..).
+ Chỉ nên nâng vào ô này khi bạn đang sử dụng các vị tướng Đấu Sĩ hay Đỡ Đòn mà đội hình của bạn sở hữu nhiều hiệu ứng khống chế tốt.
Giáp Cường Hóa:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm sát thương từ các đòn chí mạng đi 10%.
+ Chỉ nên cộng vào đây khi:
Bạn đang đối đầu với một đội hình thiên về sát thương vật lí, đặc biệt là Yasuo.
Bạn đang chơi tướng Hỗ trợ hay Đỡ đòn cận chiến, vì rõ ràng khi là người ép góc hay mở màn thì tỉ lệ Xạ thủ đối phương (người có tỉ lệ chí mạng cao) nhắm bạn làm mục tiêu là khá lớn khi mà các chủ lực được bảo kê tốt hơn.
Tránh Né:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm 4% sát thương phép gây ra bởi các sát thương phép diện rộng.
+ Nên cộng khi đối phương đang sở hữu nhiều kĩ năng gây sát thương diện rộng có lực sát thương lớn (thường từ các pháp sư như Ziggs, Oriana, Ryze…). Ô này khá thích hợp với các đấu sĩ đường trên khi phải đối đầu với các pháp sư thiên hướng đỡ đòn ở cùng đường, tất nhiên sau khi bạn cộng ba điểm vào ô Kháng Cự
b. Nhóm 2:
Phục Hồi:
– Cấp bậc: 2/2.
– Tác dụng:
Cộng từ 1 -> 2 hồi máu mỗi 5 giây phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Một ô cần cộng tối đa cho các đấu sĩ, tướng đỡ đòn, pháp sư cận chiến (ở bảng 21 – 9 – 0) và các tướng Hỗ trợ thiên hướng đỡ đòn vì đây là tiền đề để bạn cộng xuống nhánh Máu phía dưới.
Bền Bỉ và Phong Khởi
– Cấp bậc:
Bền Bỉ: 3/3.
Phong Khởi: 1/1.
– Tác dụng:
Bền Bỉ: Hồi phục từ 0.35% đến 1% số máu tổn thất mỗi 5 giây phụ thuộc vào số điểm cộng.
Phong Khởi: Tăng tốc độ Hồi Máu, Hút Máu, Hút máu phép và khả năng tự hồi máu của bản thân thêm 10% khi còn dưới 25% máu.
+ Đây là cặp ô nên được cộng vào các đấu sĩ và tướng đỡ đòn có 2 yếu tố: Sở hữu lượng máu lớn và tốc độ hồi phục tốt. Tốc độ hồi phục ở đây có thể hiểu là vị tướng đó có những kĩ năng hay thường lên những trang bị có khả năng hồi máu. Những vị tướng cần nâng ở 2 ô này bao gồm:
Các trường hợp cần cân nhắc khi cộng:
c. Nhóm 3:
Sẹo Chiến Tranh và Chiến Thần.
– Cấp bậc:
Sẹo chiến tranh: 3/3.
Chiến thần: 1/1.
– Tác dụng:
Sẹo Chiến Tranh: Cộng thẳng từ 12 -> 36 Máu phụ thuộc vào số điểm cộng.
Chiến Thần: +3% Máu tối đa.
+ Nếu như Sẹo Chiến Tranh là một ô cần phải cộng cho các đấu sĩ, đỡ đòn, pháp sư cận chiến, Hỗ trợ vì lượng máu cộng thẳng của nó thì Chiến Thần lại là một ô cần phải cân nhắc. Với 3% cộng thêm từ máu tối đa của bạn (nếu bạn có 1000 máu thì chỉ cho bạn thêm 30 máu mà thôi).
Phước Lành Cổ Xưa:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Khởi đầu trận đấu với một lớp lá chắn trị giá 50 Máu, lớp lá chắn này sẽ tự động hồi phục sau mỗi lần hồi sinh.
+ Yêu cầu tới 16 điểm ở Thủ để có được ô này nhưng đổi lại là một giá trị không hề tệ một chút nào. 50 máu cộng thẳng ngay từ level 1 sẽ giúp các đấu sĩ ở đường trên hay các tướng Hỗ trợ cận chiến ở đường dưới dai sức hơn trong những pha đụng độ ngay từ đầu trận đấu. Cá biệt trong một trận đấu chuyên nghiệp giữa Curse và LMQ, Kassadin của đội Curse đã có lối cộng bảng rất dị khi có một lớp giáp khởi điểm 50 từ ô này, build tank để đối đầu với Pantheon ở đường giữa.
[youtube]73r_Yu8p-t4[/youtube]
d. Nhóm 4:
Nhanh Nhẹn:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm các hiệu ứng làm chậm đi 10%.
Đây là một ô thực sự nên cộng khi đối phương có nhiều kĩ năng làm chậm hay có các kĩ năng làm chậm với tỉ lệ làm chậm cao đến từ một số vị tướng sau:
Ngoan Cường:
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm thời gian hiệu lực của các trạng thái khống chế đi 15%.
+ ”phiên bản hoàn thiện hơn” của Nhanh nhẹn và là ô cuối cùng bạn cần phải cộng nếu chơi 21 hay 30 điểm ở Thủ, thích hợp cho các tướng Đấu Sĩ, Đỡ đòn xông pha vào giao tranh.
e. Nhóm 5:
Dẻo Dai và Giáp Gai.
– Cấp bậc:
Dẻo Dai: 2/2.
Giáp Gai: 1/1.
– Tác dụng:
Dẻo Dai: giảm sát thương nhận vào từ quái rừng từ 1 -> 2 (không hoạt động với lính ngoài đường).
Giáp Gai: Chịu sát thương từ các đòn đánh thường của quái rừng sẽ khiến chúng bị xuất huyết, gây sát thương vật lí ngang với 1% số máu hiện tại của chúng mỗi giây.
+ Dẻo Dai cần cộng tối đa nếu bạn sử dụng tướng đi rừng. Tuy nhiên với Giáp Gai thì lại là vấn đề khác, ô này chỉ thực sự cần khi bạn đang sử dụng những vị tướng có tốc độ đi rừng (tốc độ xóa sổ quái rừng) chậm hay lượng máu thấp thì sẽ lợi dụng đòn đánh từ quái để khiến chúng mất máu nhanh hơn, một số vị tướng có tốc độ đi rừng chậm điển hình:
f. Nhóm 6:
Giáp Ma Thuật:
– Cấp bậc: 2/2.
– Tác dụng:
Tăng từ 2.5% đến 5% giáp và kháng phép cộng thêm.
+ Không phải bàn nhiều về ô này khi nó rất thích hợp cho các đấu sĩ, tướng đỡ đòn – những vị tướng sẽ mua nhiều trang bị chống chịu tăng giáp và kháng phép.
Kiên Cường và Kháng Cự:
– Cấp bậc: đều là 3/3.
– Tác dụng:
Kiên Cường: cộng thêm từ 2 đến 5 giáp phụ thuộc vào số điểm cộng.
Kháng Cự: cộng thêm từ 2 đến 5 kháng phép phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Đây là 2 ô có tính chất tương tự nhau, chỉ có điều một bên là chống chịu sát thương vật lí còn bên kia là sát thương phép. Nếu bạn sử dụng tướng đấu sĩ hay Hỗ trợ đường dưới mà đối đầu với một vị tướng thiên về sát thương vật lí – hãy cộng tối đa Kiên Cường, ngược lại thì cộng tối đa Kháng Cự. Bạn cũng có thể cộng tối đa cả 2 bên nhằm đảm bảo tính lâu dài cho trận đấu.
Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại:
– Cấp bậc: 4/4.
– Tác dụng:
Cộng từ 1-> 4 giáp và 0.5-> 2 kháng phép dựa theo số kẻ định cạnh bên.
+ Bản chất của ô này chỉ có tác dụng thực sự khi bạn vào những giao tranh lớn. Trong điều kiện lí tưởng (cộng tối đa và đứng gần 5 tướng địch), ô này sẽ cho bạn tới 20 giáp và 10 kháng phép, do đó thích hợp cho những tướng đấu sĩ, đỡ đòn thiên hướng mở giao tranh như:
3. Nhánh Đa Dụng:
Ở nhánh Đa Dụng có 18 ô nhỏ và vì tính ”đa dụng” của nó nên các nhóm có thể đan xen vào nhau, mình tạm chia:
– Nhóm 1 (vùng màu Tím): Nhóm đa dụng khởi đầu.
– Nhóm 2 (vùng màu Đỏ): Nhóm chuyên biệt cho tướng Hỗ trợ.
– Nhóm 3 (vùng màu vàng): Nhóm năng lượng.
a. Nhóm 1:
Biến Ảo
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Giảm thời gian niệm phép biến về đi 1 giây.
+ Trông có vẻ ”không đáng là bao” nhưng việc giảm thời gian biến về này rất cần thiết cho các vị trí tướng đi rừng, hay các vị trí trong một đội hình có chiến thuật đổi đường. Vì khi đó họ sẽ có thời gian biến về ngắn hơn, mua trang bị nhanh hơn và ra đường kịp thời hơn.
Bước Chân Thần Tốc
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Cộng từ 0.5% đến 1.5% Tốc độ di chuyển phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Là một ô cần được cộng tối đa ở vị trí Hỗ trợ vì sẽ giúp bạn cơ động hơn rất nhiều trong các tình huống di chuyển ra vào giao tranh, kết hợp rất tốt với giày Cơ Động. Một số pháp sư cũng rất cần ô này, điển hình là:
Thiền Định
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Hồi từ 1 đến 3 năng lượng mỗi 5 giây phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Là một ô cũng rất cần thiết cho 2 dạng tướng:
Tướng Hỗ trợ trao đổi chiêu thức nhiều hay có khả năng hồi phục như:
Tướng pháp sư spam kĩ năng liên tục:
Trinh Sát
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Tăng tầm cắm mắt của các trang bị phụ kiện thêm 15%.
+ Không bàn quá nhiều khi đây là một trang bị cần cho những Tướng Hỗ Trợ – vị trí mà những con mắt là không thể thiếu trong bộ trang bị của họ.
Nhà Giả Kim và Bậc Thầy Thực Phẩm.
– Cấp bậc: đều là 1/1.
– Tác dụng: –
Nhà Giả Kim: Tăng 10% hiệu lực của các lọ thuốc hồi phục và các bình thuốc cường hóa.
Bậc Thầy Thực Phẩm: Bình máu ngay lập tức được nâng cấp thành Bánh Qui giúp hồi 20 máu và 10 năng lượng khi sử dụng.
+ Đầu tiên, phải nói đây là 2 ô cần phải cộng cho vị trí Hỗ trợ vì khả năng hồi phục và chuyển đổi thành bánh qui giúp các vị tướng này có lượng hồi phục dồi dào để tiếp tục bám trụ và trao đổi chiêu thức với đối phương.
+ Thứ hai, đây là một xu hướng khác của các Pháp sư đường giữa ngoài xu hướng cộng vào Đam Mê Cổ Ngữ (vì thường nếu sử dụng bảng 21 – 0 – 9 cho các pháp sư thì bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 cách nâng). Đây cũng là một xu hướng mình hay sử dụng cho các pháp sư trong lối chơi của mình: Lối chơi khởi đầu với Lọ pha lê và 3 bánh qui. Đây là cách lên trang bị thường khi bạn phải đi đường trong thế khó hay cần hồi phục để trao đổi chiêu thức liên tục như:
Sáng Suốt
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Giảm thời gian hồi các phép bổ trợ đi từ 4% đến 10% phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Một lần nữa, Sáng Suốt là ô cần được cân nhắc để nâng cho các tướng Hỗ trợ vì phép bổ trợ với họ được hồi nhanh là cực kì cần thiết. Đặc biệt với các tướng hỗ trợ kiểu mở giao tranh sau đây thì thời gian hồi Tốc biến nhanh hơn sẽ giúp họ tạo lợi thế cho đội tốt hơn:
Đam Mê Cổ Ngữ
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Tăng thời gian hiệu lực các bùa lợi của đền, cổ vật, nhiệm vụ và quái rừng thêm 20%
+ Như đã nói ở trên, ngoài việc cộng vào bộ Nhà giả kim + Bậc thầy thực phẩm thì đây cũng là một hướng cộng giúp các pháp sư ở đường giữa duy trì được bùa xanh nhường ở lượt thứ 2 được lâu hơn. Mặc khác đây cũng là một hướng cộng cho những tướng đi rừng cần giữ bùa lâu để dọn dẹp quái rừng được tốt hơn, cũng như tận dụng được những lợi ích từ bùa khi tổ chức gank, đặc biệt ở những vị tướng thiếu hụt khả năng khống chế khi gank thì bùa đỏ sẽ giúp cho họ khá nhiều, một số ví dụ:
b. Nhóm 2:
Tham Lam và Tiền Bất Chính
– Cấp bậc:
Tham Lam: 3/3.
Tiền Bất Chính: 1/1.
– Tác dụng:
Tham Lam: Cộng từ 0.5 đến 1.5 vàng mỗi 10 giây.
Tiền Bất Chính: +1 vàng mỗi khi đồng minh tiêu diệt một quân lính cạnh bên.
+ Đây là 2 ô bạn luôn cần phải cộng cho tướng Hỗ trợ vì khả năng tăng tiền không thể bàn cãi của nó.
Phú Quí và Đạo Tặc
– Cấp Bậc: đều cùng 1/1.
– Tác dụng:
Phú Quí: Cộng 40 vàng khởi điểm.
Đạo Tặc: Cận chiến – Nhận thêm 15 vàng khi hỗ trợ hoặc tiêu diệt tướng. Đánh xa – nhận thêm 3 vàng mỗi khi một tướng địch bị tấn công, hiệu ứng này không thể xảy ra quá một lần trên một tướng trong 5 giây.
+ Phú Quí là ô cần phải cộng cho các tướng hỗ trợ vì với thêm 40 vàng khởi điểm, họ có thêm lựa chọn để bổ sung thêm trang bị khi ra đường. Đạo Tặc chỉ nên cần thiết với những vị tướng sử dụng kết hợp tốt với trang bị Lưỡi Gươm Đoạt Thuật, điển hình là:
Truyền Cảm Hứng:
– Cấp bậc: 2/2.
– Tác dụng:
Cộng từ 5 đến 10 kinh nghiệm mỗi 10 giây khi ở cạnh một đơn vị cấp cao hơn tùy thuộc vào số điểm cộng.
+ Cá nhân mình nghĩ đây là một cái ô…chả có tác dụng gì nếu không muốn nói là dư thừa trong bảng bổ trợ nên sẽ không khuyến khích các bạn nâng.
Thông Tuệ
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Cộng từ 2% đến 5% giảm thời gian hồi chiêu và từ 4% đến 10% giảm thời gian hồi các trang bị có thể kích hoạt tùy thuộc vào cấp độ tướng.
+ Tiếp tục là một ô mà bạn cần cân nhắc cho các vị trí hỗ trợ. Với việc có các chiêu thức khống chế vào bảo vệ đồng đội được hồi nhanh hơn (cộng kèm với 5% giảm thời gian hồi chiêu ở nhánh Công) và các trang bị được kích hoạt sớm hơn (các tướng Hỗ trợ thường mua rất nhiều trang bị kích hoạt), vị trí Hỗ trợ sẽ có nhiều lợi ích hơn trong giao tranh nhờ ô bổ trợ này.
Lãng Khách
– Cấp bậc: 1/1.
– Tác dụng:
Cộng 5% tốc độ di chuyển khi ra khỏi giao tranh.
+ Kết hợp với giày cơ động thì đây là một ô bổ trợ tốt cho các tướng hỗ trợ thiên về xu hướng spam kĩ năng. Còn đối với các tướng Hỗ trợ cận chiến xu hướng đỡ đòn thì việc lao vào trong giao tranh từ sớm sẽ không nhận được quá nhiều lợi ích từ ô bổ trợ này.
c. Nhóm 3:
Sức Mạnh Tinh Thần và Khai Trí
– Cấp bậc:
Sức Mạnh Tinh Thần: 1/1.
Khai Trí: 3/3.
– Tác dụng:
Sức Mạnh Tinh Thần: +1 hồi máu mỗi 5 giây với mỗi 300 số năng lượng tối đa.
Khai Trí: Cộng 2% đến 5% chỉ số năng lượng tối đa phụ thuộc vào số điểm cộng.
+ Đây là một nhóm khá đặc thù và chỉ nên sử dụng với những vị tướng có chỉ số năng lượng cao hay khi bạn có xu hướng lên bộ trang bị Trượng Trường Sinh và Quyền Trượng Thiên Sứ. Đây là nhánh rất cần cho Ryze, và một số vị tướng sau có thể cân nhắc:
Hấp Huyết
– Cấp bậc: 3/3.
– Tác dụng:
Cộng từ 1% đến 3% hút máu và hút máu phép.
+ Ô này khá hữu ích đối với Akali khi kết hợp rất tốt với nội tại Song Nghệ của nàng ta. Ryze cũng khá hữu dụng với chiêu cuối của mình.
Trên đây là những phân tích, nghiên cứu chi tiết về bảng bổ trợ. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đó cũng chỉ là những gợi ý hướng dẫn, hãy đọc kĩ lưỡng và rút ra những cách cộng bảng bổ trợ tốt nhất cho bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và theo dõi hết bài viết!
Phụ lục: Một số bảng bổ trợ tham khảo của cá nhân mình. Chỉ là tham khảo thôi nha, đừng gạch đá! Lưu ý đây là những bảng bổ trợ phổ thông cho những bạn mới làm quen, để cải thiện kỹ năng bạn cần làm những bảng bổ trợ riêng biệt cho những vị tướng khác nhau.
Pháp sư đường giữa thông thường
Pháp sư đường giữa hỗ trợ sát thương trong đòn tấn công (Fizz, Kayle, TF…)
Đấu sĩ đường trên theo hướng sát thương vật lý
Đấu sĩ đường trên thiên về sát thương phép (Rumble, Vladimir…)
Xạ thủ thông thường
Xạ thủ thiên về spam kĩ năng (Caitlyn, Lucian…)
Tướng Hỗ trợ đánh xa
Tướng Hỗ trợ cận chiến.