Một vị giáo sư đại học đã đưa Bakemonogatari vào chính tiết Văn Học Nhật Bản của ông ấy. Câu chuyện tưởng chừng như chỉ là truyền miệng lại là có thât.
Đã bao giờ bạn thử tượng tưởng sẽ ra sao nếu tiết học văn bình thường tẻ ngắt, với những tác phẩm được sáng tác từ xa lơ xa lắc và ngôn từ hoa mĩ khó hiểu bằng những bộ light novel mà ta yêu thích chưa? Đó chính là điều mà một giáo sư đại học tại Nhật Bản mới đây đã thực hiện trong chính lớp học của mình.
Liệu light novel có phải là “văn học”?
Với những yếu tố giả tưởng, phong cách hành văn bình ổn, câu thoại thông thường và chủ yếu hướng tới đối tượng độc giả trẻ, nhìn chung người Nhật khi được hỏi câu hỏi như vậy hẳn đều sẽ trả lời là: “Không”. Chúng hiếm khi được sử dụng cho những tiết Văn học Nhật Bản trong các trường đại học. Nhưng với Hirose Masahiro, một giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Aichi gần Nagoya, lại đang cố gắng thay đổi quan niệm đó trong chính lớp học của mình.
Năm nay, lớp của ông (“Nghiên cứu chuyên đề về Văn học Nhật Bản”) sẽ đưa vol đầu tiên thuộc series light novel Bakemonogatari của NisiOisin vào chương trình giảng dạy. Chuyên đề về những khái niệm cơ bản trong phân tích văn bản và đánh giá phản biện những nội dung mà cuốn sách đề cập đến: văn hóa và xã hội Nhật Bản hiện đại. Hirose thấy rằng Bakemonogatari, với những yếu tố kì dị nhưng lại đặt trong bối cảnh hiện thực, là một ví dụ tốt cho việc làm thế nào mà “giả tưởng được dùng để phản ánh thực tại.”
Hirose là fan của NisiOisin và trước đây đã từng trích dẫn từ Tsukimonogatari, thậm chí còn bắt chước âm điệu đặc biệt với giọng nói của Shinobu trong anime. Năm ngoái, lớp học này cũng đã thu hút được sự chú ý từ phía cộng đồng mạng khi sử dụng series light novel Sword Art Online của tác giả Kawahara Reki làm đề tài giảng dạy. Trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức Nhật Bản Da Vinci News, ông đã gọi SAO là “một tác phẩm lý tưởng” để đánh giá tình trạng thực tại của xã hội thông qua một thế giới tưởng tượng. Lớp của ông yêu cầu các sinh viên chỉ ra đâu là những yếu tố giải trí trong văn bản và ấn định chúng để đánh giá hành động của họ nếu chính bản thân bị mắc kẹt trong game. Hirose thừa nhận rằng ông muốn xóa nhòa ranh giới giữa “văn học” và “light novel” với những bộ light novel và anime khác được đưa vào phân tích như một tác phẩm “văn học” tại Đại học Sư phạm Aichi tương tự như: Durarara!!, Little Busters!, Toradora!, Yojō-Han Shinwa Taikei và Hidamari Sketch.
Các fan anime đã không khỏi ngạc nhiên và thích thú trước đề thi đầu vào năm nay của trường đại học Kokushikan khi sử dụng JoJo’s Bizarre Adventure làm bài kiểm tra kĩ thuật địa lý học. Các giảng viên thỉnh thoảng cũng vẫn dùng anime trong các bài kiểm tra của mình.
Nguồn : The Otaku Times