Mặc đồ lót trắng khiến các em nữ sinh không e ngại việc “lộ hàng” để có thể chú tâm vào việc học.
Ở Nhật, quy tắc ăn mặc trong các trường học được quy định cực kỳ kỹ lưỡng. Không chỉ hầu hết học sinh phải mặc đồng phục, một số trường thậm chí còn quy định túi xách kiểu nào mới có thể đem đến trường hay những nhãn hiệu giày nào có thể mang khi học thể dục. Nhưng cho dù khắt khe đến vậy, nhiều người vẫn không khỏi giật mình khi biết một số trường ở Tokyo còn quy định cả việc học sinh được mặc đồ lót màu gì đến trường.
Theo ông Atsuko Kaizu, thành viên hội đồng thành phố đại diện cho phường Bunkyo của Tokyo đã đấu tranh chống lại một trường trung học trong huyện. Trong sổ tay sinh viên của trường, ông đã thấy những đoạn văn sau: “Chú ý giữ gìn vệ sinh, luôn luôn mặc đồ lót (trắng). Không được phép mặc đồ lót có màu sắc hoặc hoa văn, họa tiết”.
Mục đích của “việc vệ sinh” này có đôi chút đáng ngờ, bởi vì chẳng có ai lại đi kiểm soát cả những điều đó cả. Có lẽ quy định đó được đưa ra vì học sinh thường mặc áo sơ mi trắng trong mùa hè. Việc bắt buộc các em mặc đồ lót màu trắng có thể xuất phát từ mong muốn áo ngực của các em sinh viên nữ sẽ không bị lộ ra hay nhìn thấy qua lớp áo mỏng manh kia. Tuy vậy, nhiều người cho rằng các biện pháp đó là quá mức cần thiết, và họ nhận thấy “không cần phải đi xa đến mức đưa ra những quy định như vậy”.
Ngay cả nếu mục đích ở đây là để giúp học sinh không phải e ngại việc “lộ hàng” để có thể chú tâm việc học, chúng hoàn toàn có thể gây ra tác dụng ngược lại. Khi đọc được những thông tin này, một vài người đã phải thốt lên “thật kinh tởm khi quy định cả màu sắc đồ lót của học sinh. Nếu một số kẻ biến thái biết được điều này, bạn sẽ không thể ngăn hắn ta nghĩ rằng “cô bé này đang mặc đồ lót màu trắng” khi thấy những nữ sinh kia được”.
Kaizu càng bức xúc khi phát hiện trong số 10 trường trung học do phường quản lí ở Bunkyo, thì có tới sáu trường quy định màu đồ lót của học sinh phải là màu trắng hoặc màu be (quy định không đề cập đến giới tính học sinh cho thấy nó được áp dụng cho cả nam và nữ).
Không hiểu lợi ích giáo dục mà họ hướng đến là gì, tuy nhiên thật ra mà nói, cũng chẳng có ai có thể kiểm tra xem các em có tuân thủ hay không.
Theo gamen