Trang chủ » Các chiến thuật gắn liền với lịch sử DOTA

Các chiến thuật gắn liền với lịch sử DOTA

Team XemGame | 13/09/2014 9:17

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Với hơn 100 hero và không có giới hạn lựa chọn 10 hero sẽ được chơi trong một trận đấu, DotA có vô vàn cách phối hợp đội hình gồm các hero khác nhau, mỗi trận đấu đều không giống nhau làm game thủ không biết chán.

DotA/DOTA2 là thể loại game vận hành dựa trên tính đồng đội, khả năng sáng tạo và kỹ năng của người chơi. Đồng thời, qua nhiều bản update đứa con cưng của IceFrog đổi thay từng ngày. Vì thế, sẽ không lạ gì khi tựa game này liên tục xuất hiện các “chiến thuật” mới để thích nghi với meta game. Hãy cùng đi ngược về thời gian để tìm hiểu về các chiến thuật này.

Chiến thuật Mass gank

Một đội hình Mass gank bao gồm 5 hero có khả năng gây damage lớn trong khoảng thời gian ngắn. Đây là chiến thuật cần hero có các skill gây damage trên phạm vi rộng qua đó tấn công tiêu diệt được nhiều hero cùng lúc dẫn tới chênh lệch gold cũng như exp. Cùng với việc item Blink Dagger chưa bị Nef tại phiên bản này (Blink vẫn hoạt động kể cả khi bị tấn công). Đội game chuyên nghiệp đã tận dụng chiến thuật này ở mức đỉnh cao là Virtus.Pro với nhân tố chính là “vua gank” Vigoss các hero tủ của anh phải kể đến là Queen of Pain, Mirana.

Dota 2 XG a1sdq5w-1Đội hình tiêu biểu.

Nhược điểm

Mass Gank đem lại hiệu quả rất lớn nhưng để có được điều đó thì yêu cầu là bạn cần ăn được mạng ở những cuộc gank. Thậm chí còn cần phải nhường cho đúng người và hạn chế đổi mạng. Đặc biệt cần tránh khi để mạng rơi vào tay hard carry địch. Ngoài ra nếu team địch ward tốt việc không ăn được mạng sẽ dẫn tới việc không có level, vàng và lãng phí thời gian trong khi kẻ địch mạnh dần lên.

Dota 2 XG a1sdq5w-2
Thời điểm lấy trụ

Bản chất của DOTA là game phá nhà. Nó nhắm đến việc ai phá sập nhà chính của đối phương sớm hơn. Việc gank nhiều cho ta được lợi thế nhưng do giao tranh thường nổ ra ở những cấp độ đầu nên việc phá trụ sớm hay muộn cũng là 1 điều cần lưu tâm. Phá sớm cho ta lợi thế sớm về vàng và tầm nhìn những cũng cho địch vị trí an toàn để farm nhưng không phá thì địch có thể kiểm soát map tốt vì trụ là yếu tố sống còn khi teleport để bảo vệ lẫn nhau.

Dota 2 XG a1sdq5w-3
Massgank kinh điển của SB.

Yếu dần khi trận đấu kéo dài

Nhược điểm chí mạng của chiến thuật này. Khi team địch có đủ độ cứng cần thiết đi cùng sức mạnh vượt trội của các hard carry và item BKB sẽ dễ dàng bẻ gãy bộ kĩ năng mà team Mass gank sử dụng.

Chiến thuật Global

Chiến thuật được vận hành bởi hero có Ultimate là các skill có khả năng gây damage lên đối thủ trên toàn bản đồ mà chủ đạo là bộ hero: Furion, Spectre, Zeus, Clock. Khi có đủ item cũng như level, khi gank lẻ chỉ cần có giao tranh nhỏ thì ngay lập tức các hero này sẽ sử dụng skill để hỗ trợ đồng đội dẫn đến các cuộc đụng độ 2 đấu 5,3 đấu 5 trên toàn map.

Nhược điểm của chiến thuật này là các hero phụ thuộc vào level và cần sớm có level 6 để kiểm soát mid game. Do đó nếu sở hữu đội hình push mạnh vào early kèm những skill regen mạnh có thể bẻ gãy Global.

Chiến thuật turtle

Chiến thuật này thường bao gồm 2 carry và 3 support hoặc 1 carry và 4 support. Team sử dụng chiến thuật này sẽ di chuyển 4-1.4 người quấy rối tại bot để carry farm trên top sau đó đổi ngược lại, tiêu cực hơn là sử dụng những support có skill mạnh từ đầu bảo vệ carry, một câu nói vui mô tả thời kì này là: “Khi đối đầu với team Trung Quốc bạn sẽ không thể chạm vào người carry của họ”.

Dota 2 XG a1sdq5w-4

Các carry thường được lựa chọn để “nuôi”:Traxex, Spectre, Medusa. Turtle thường khiến game kéo dài đến hơn 60’ mỗi trận điều này khiến game đấu rất nhàm chán và gây buồn ngủ cho người hâm mộ.

Chiến thuật bottle

Người Philippines cực kì thích chơi rồng – Dragon knight và đó là lý do họ nghĩ ra cách sạc bottle để giúp DK bám trụ tại mid. Mặc dù nền DOTA thời bấy giờ chú trọng việc cân bằng lane và deny/last hit, người Philippines lại làm ngược lại họ mua 2 gà và up fly. Bottle được sạc liên tục và đưa ra mid, DK thoải mái xả skill để farm và dồn ép đối thủ về sát trụ.

Dota 2 XG a1sdq5w-5

Cách làm này khiến carry của họ lấn áp đối thủ tại lane thậm chí khi lên level6 rồng có thể ủi trụ thoải mái, với các ganker thì có thể đi gank liên tục mà không cần về nhà regen. Điều này có hiệu quả đến nỗi chính Icefrog đã phải giảm tốc độ di chuyển của gà khi mang bottle rỗng trong các phiên bản sau đó và cách làm này vẫn còn hiệu quả đến ngày nay.

Đỉnh cao của nền DOTA – Trilane

Một lối chơi mới mang tên TRILANE được phát hiện bởi người Trung Quốc. Thay vì chia lane 2-1-2 như thông thường họ để 1 hero có khả năng sống tốt đi solo lane dài và 3 hero còn lại có khả năng combat mạnh đi lane ngắn. Lối chơi này thật sự là ác mộng của các topteam EU vì khả năng combat cũng như kiểm soát nửa bản đồ của chiến thuật 3-1-1 thật sự đáng sợ, nó khiến cho không chỉ 1 lane mà ngay cả mid cũng phải farm cầm chừng để bảo toàn mạng sống.Người trung quốc lần lượt vượt qua các top team Na`vi, SK, EHOME và trở thành nỗi khiếp sợ của dota toàn cầu với chiến thuật này.

Chiến thuật chống lại người Trung Quốc – Quad lane

Sự trỗi dậy quá nhanh của các team Trung Quốc với Trilane khiến các topteam thế giới cần có chiến thuật mới để chống lại người Trung Quốc. Và Quad lane ra đời đã đáp ứng nhu cầu đó. Chiến thuật này được sử dụng bởi LGD, MuFC, SB…

Dota 2 XG a1sdq5w-6

Chiến thuật khởi điểm từ việc 4 hero đi 1 lane, lane mid để 1 hero có khả năng control lane cao. Nhiệm vụ của 4 hero này là đè bẹp tri lane của đối phương với việc 3 hero đứng lane và 1 hero farm rừng và sẽ roam ra lane khi có giao tranh.

All Push

Đây là chiến thuật phổ biến nhất được sử dụng ở tất cả phiên bản. Đội hình của chiến thuật này sẽ bao gồm 2-3 hero có khả năng push(hoặc có aura hỗ trợ push) và 2 hero có khả năng tank hoặc Regen hp cho team.

Dota 2 XG a1sdq5w-7

Dota 2 XG a1sdq5w-8

All push thường đi kèm ăn Roshan ngay từ lv 1. Sau đó dùng lợi thế về vàng và level tổ chức đánh sập trụ sớm trước ngay cả khi semi carry của đối phương có đủ item.

Tin liên quan

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày

Xem thêm
Bài viết chưa có tag