Vì những lí do khác nhau, các đội tuyển esports buộc phải dừng đầu tư, giải thể hoặc bán slot thi đấu, vậy điều gì sẽ còn lại sau cùng?
Trong khoảng thời gian một thập kỷ trở lại đây, game và esports đang là một trong những lĩnh vực hot nhất và được dự báo là sẽ phát triển rầm rộ. Với một thị trường được đánh giá tỉ đô, nhiều công ty, tổ chức đã không ngại đầu tư vào esports và thậm chí là chi rất rất nhiều tiền nhằm xây dựng đội tuyển và vận hành tổ chức tham dự các giải đấu lớn nhỏ. Từ đó, xây dựng lượng người hâm mộ và thường xuyên theo dõi, tiến gần hơn tới một hình thức giải trí phổ biến mà không cần biết chơi cũng có thể theo dõi giống như bóng đá.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dịch bệnh covid 19 ập tới, khoảng thời gian hậu covid thực sự mang tới rất nhiều khó khăn khi các đội tuyển không thể tiếp tục “gồng” gánh khoản chi phí quá lớn để vận hành một đội tuyển esports nữa. Việc trong khoảng thời gian dài thi đấu không đạt được nhiều thành tích cũng khiến tầm ảnh hưởng của các đội tuyển bị ảnh hưởng và khó khăn hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư và tài trợ.
Nhiều đội tuyển đã phải đưa ra thông báo giải thể cũng như bán slot thi đấu của mình. Gần đây nhất, chúng ta đã biết Saigon Buffalo vừa đưa ra thông báo bán đội hình và slot thi đấu của mình tại VCS. Nhiều người theo dõi đã thử hỏi giá và con số tương đối bất ngờ khi chưa tới 1 tỷ đồng cho mọi thứ, đủ để thấy tiềm lực tài chính của SGB đã không còn nữa. Hay mới đây là cả TSM, một tổ chức đã thi đấu 10 năm tại khu vực LCS cũng đã quyết định bán slot thi đấu và đội hình của mình sau những cáo buộc và drama gần đây.
Tất cả đã khiến thị trường esports trong năm nay có phần đi xuống và kém hấp dẫn hơn trông thấy so với thời điểm trước đó. Nhiều người hâm mộ cũng bắt đầu đặt ra những câu hỏi rằng nếu một đội tuyển esports tuyên bố giải thể và bán slot, họ sẽ còn lại gì? Và hãy cùng mình đi tìm câu trả lời nhé.
Một “Quá khứ huy hoàng”
Khi một đội tuyển quyết định nghỉ thi đấu tại một tựa game esports, tài sản lớn nhất mà họ để lại có lẽ là một quá khứ huy hoàng. Sẽ tùy vào mức độ thành công trước đó của đội tuyển để đánh giá xem quá khứ đó có rực rỡ hay không. Đó có thể là những chiếc cúp, những danh hiệu quan trọng của đội tuyển, những tuyển thủ gắn liền với đội tuyển đó. Cùng với nhau, họ đã có khoảng thời gian thống trị hoặc ít nhất là góp mặt tại các giải đấu lớn…
Đó cũng có thể là những tiếng xấu được lưu truyền như SBTC Esports tại giải đấu VCS Mùa Hè vừa rồi. Họ và nhiều thành viên khác dính nghi án bán độ và Riot Games đã đưa ra những hình hình phạt là ban 3 năm với các tuyển thủ và loại bỏ SE khỏi hệ thống thi đấu của VCS.
SE cũng là một đội tuyển sở hữu lượng fan đông đảo nên điều này ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng của những người có liên quan đến vụ việc và gần như họ phải mang tiếng xấu đó đến mãi sau này. Đương nhiên cũng sẽ còn tùy thuộc vào vấn đề đó có lớn hay không nhưng việc để sửa chữa sai lầm và thay đổi điều đó gần như là không thể.
Giá trị thương hiệu
Một điều quan trọng mà tất cả mọi đội tuyển esports đều hướng tới ngoài thành tích đó chính là xây dựng giá trị thương hiệu cho đội tuyển của mình. Một thương hiệu có giá trị cao, tầm ảnh hướng lớn mới có thể thu hút được nhà đầu tư, mối quan hệ hợp tác cho đội tuyển, từ đó xây dựng một tổ chức lớn mạnh mà có sức hút.
Tuy nhiên khi một đội tuyển quyết định giải thể hoặc bán lại slot thi đấu của mình, giá trị thương hiệu của họ sẽ giảm đi nhanh chóng. Sẽ không còn đội tuyển hoạt đồng sẽ không còn nội dung được đăng tải và đương nhiên là sự quan tâm từ người hâm mộ cũng từ đó mà giảm dần.
Họ sẽ chỉ còn nhớ mang máng rằng tại thời điểm này, có một đội tuyển như thế này và những thông tin về đội tuyển hay thương hiệu của họ cũng phai mờ dần theo thời gian cho đến khi chỉ còn một nhóm nhỏ người hâm mộ còn biết tới.
Tiền?
Quyết định giải thể hoặc bán slot thi đấu esports tại một giải đấu cũng có thể mang lại một khoản tiền kha khá cho tổ chức. Nếu SGB muốn bán đội tuyển và slot thi đấu của mình ở mức giá 900 triệu thì TSM đã hoàn tất thương vụ bán slot tại LCS với Shopify với mức giá được tiết lộ lên tới 10 triệu USD.
Xem thêm: Cầm chắc tấm HCV trong tay, các thành viên ĐT LMHT Hàn Quốc nói gì sau chiến thắng hủy diệt?
Tuy nhiên, để so sánh với khoản tiền mà các đội tuyển và nhà đầu tư bỏ ra để duy trì team và phát triển thì rất khó để có thể bù đắp được. Vì theo báo cáo tài chính, phần lớn các đội tuyển esports đều đang lỗ và tất cả đều gặp không ít khó khăn trong quá trình huy động vốn để tiếp tục đầu tư cho mảng esports. Đương nhiên chúng ta không thể biết nội tình thực sự đằng sau tuy nhiên đây vẫn đang là giai đoạn khủng hoảng của thế giới và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự đầu tư về các lĩnh vực rủi ro như esports.