Trang chủ » Chuyện làng game » Cách một số tựa game đình đám một thời trở thành deadgame (phần 2): Plants vs Zombies

Cách một số tựa game đình đám một thời trở thành deadgame (phần 2): Plants vs Zombies

Team XemGame | 01/03/2023 12:00

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Plants vs Zombies từng là tựa game thủ thành thành công nhất mọi thời đại, nay lại mất đi sức hút, liệu lối có hoàn toàn là do EA?

Các tựa game offline trên smartphone từ lâu đã tạo được sức hút lớn đối với tất cả người chơi. Chẳng cần kỹ năng cao siêu, chẳng cần tranh đấu với bất kỳ ai, người chơi có thể chơi game mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm khác nhau. Các tựa game như Temple Run, Angry Birds hay Chém Hoa Quả… luôn là công cụ hiệu quả để chúng ta giết thời gian.

Ấy vậy mà từ những ứng dụng không thể thiếu trên các chiếc smartphone các tựa game offline kể trên dần biến mất, lượng tải xuống giảm mạnh và không còn được yêu thích như trước. Bạn có còn chơi các tựa game này? Và đây sẽ là phần thứ 2, đưa các bạn trở lại với tuổi thơ và sự đi xuống của một trong những tựa game thủ thành thành công nhất mọi thời đại, Plants vs Zombies.

Plants vs Zombies là tựa game được phát triển và ra mắt bởi Popcap Games vào những năm 2009. Lấy ý tưởng từ những tựa game thủ thành huyền thoại, Plants vs Zombies thay thế cuộc chiến giữa người với người, máy móc thành cây cối và bầy xác sống hung hãn với 5 đường thay vì chỉ một như các tựa game trước đó.

Tựa game sau đó đã tạo nên cơn sốt và đạt lượt tải xuống lớn trong thời điểm một vài tháng sau khi ra mắt và đem về doanh thu 1 triệu USD cho Popcap. Lý do, Plants vs Zombies thành công là bởi tựa game có lối chơi đơn giản, gần gũi, những nhân vật cũng được thiết kế chỉn chủ và được yêu mến bởi người hâm mộ. Phần lớn game thủ sẽ thấy tựa game khá dễ nhưng thực sự không ít người chơi phải thực sự tập trung để vượt qua một số màn chơi có độ khó cao.

Sự mới lạ với nhiều màn chơi, nhiều chế độ chơi vui nhộn như đập lu, đánh boss, màn đêm, sương mù, băng truyền đến sự đa dạng của các loài thực vật, các loài zombie khác nhau. Trước mỗi màn chơi, chúng ta cũng được biết sắp tới sẽ có những loại zombie gì, từ đó người chơi có thể sáng tạo và tạo ra chiến thuật của riêng mình với những loài cây mới mẻ. Tất cả đã tạo nên một tựa game hay, hấp dẫn, có đủ tính đa dạng và mới mẻ đối với bất kỳ người chơi nào tại thời điểm đó.

Thành công của Plants vs Zombies đã thu hút không chỉ người chơi mà còn là những nhà đầu tư mới có tiền và đó cũng là lúc mọi việc bắt đầu, Popcap bị mua bởi EA – một công ty game thừa tiền với con số gần 700 triệu USD. Nổi bật với hành vi vắt sữa, ngay trong sản phẩm đầu tiên của mình từ thương hiệu Plants vs Zombies là phần thứ 2 của Series, EA đã tạo ra một số cơ chế chơi mới lạ hơn và mở rộng bản đồ ra toàn thế giới.

Tuy nhiên, thêm vào đó đương nhiên là những gói nạp đậm chất EA và những cơ chế mùa cây mới để tăng sức mạnh. Được gói nạp và ta sẽ mất nhiều thứ, Plants vs Zombies 2 đã tăng số lượng màn chơi lên đáng kể tuy nhiên lại không có những màn mini game để người chơi giải trí. Mức độ sáng tạo các màn cũng không còn được như trước với những cơ chế đơn giản, hết phần này đến phần khác. Số lượng hạt giống mới ĐƯỢC TẶNG cũng giảm khiến người chơi không còn háo hức qua màn để test cây mới như trước.

Nếu muốn có nhiều cây hơn, đơn giản lắm, bạn chỉ cần nạp tiền là có thể sở hữu chúng. Và sức mạnh của chúng đương nhiên là vô địch, có thể giúp bạn qua màn một cách dễ dàng. Thậm chí EA còn mở thêm cơ chế nâng cấp cây để bắt người chơi cày cuốc nhiều hơn để qua những màn có độ khó trên trời. Đúng rồi, không nạp thì phải chơi nhiều và xem quảng cáo nhiều lên chứ còn gì nữa.

Sau đó còn là rất nhiều những tựa game ăn theo được ra mắt, nói chung là vắt sữa chẳng liên quan như Garden Warfare 1, 2 với lối chơi bắn súng góc nhìn thứ 3. Và một số tựa game không thành công khác trước khi ra mắt Plants vs Zombies phần 3 với những quyết định đi vào lòng đất. Đồ họa 3D xấu rối mắt, cơ chế chơi chuyển từ màn hình ngang sang dọc đã bị người hâm mộ của tựa game ném đá hàng loạt, chưa kể đến những cơ chế vô lý trong game khiến EA phải đưa ra thông báo làm lại tựa game và vẫn chưa có kết thúc.

Tuy nhiên, sự đi xuống của Plants vs Zombies liệu có hoàn toàn là do EA? Thương mại hóa, vắt sữa tựa game bằng những hậu bản, tựa game ăn theo kém chất lượng? Thực sự phần lớn đúng là do EA thật nhưng theo một số nguồn thông tin mật được tiết lộ bởi một nhân viên PopCap trong giai đoạn công ty đang phát triển và thương hiệu Plants vs Zombies được biết đến rộng rãi, họ đã lên kế hoạch cho những hậu bản, tựa game ăn theo phát triển trên di động.

Xem thêm: Cách một số tựa game offline đình đám một thời trở thành deadgame (phần 1)

Thậm chí, PopCap còn mạnh mẽ đến mức loại bỏ những kế hoạch không có liên quan đến hậu bản và không phát triển trên smartphone để bắt đầu quá trình thương mại hóa. Như các tựa game trên mạng xã hội facebook thời điểm đó, có lượng người chơi lớn và ổn định. Có lẽ đó là xu thế giải trí của game thủ thời điểm đó và PopCap đã sớm có những định hướng giống với thời điểm hiện tại. EA chỉ là đơn vị hỗ trợ và giúp họ biến Plants vs Zombies trở thành như hiện tại mà thôi.

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày