Sau 20 năm, khoa học kỹ thuật đã có nhiều bước tiến nhảy vọt, cải thiện chất lượng cuộc sống người tiêu dùng qua những món đồ công nghệ.
1. Chuột bi (1981)
Chuột bi sử dụng nguyên lý xác định tọa độ con trỏ trên màn hình máy tính dựa theo chiều lăn của viên bi bằng nhựa nằm trong thân chuột. Viên bi sẽ tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt miếng lót chuột, bộ cảm biến ánh sáng giúp chuột xác định hướng viên bi lăn để chuyển đổi tín hiệu lên trỏ chuột.
Năm 1984, Logitech ra mắt chuột không dây sử dụng sóng hồng ngoại đầu tiên trên thế giới. Năm 2004, Logitech lại tung ra thị trường chuột laser, loại chuột này phổ biến cho đến tận bây giờ. Ngày nay, chúng ta đã có những con chuột được trang bị cảm biến laser 5G có DPI lên đến 16.000, độ trễ tín hiệu chỉ 1ms. Thêm vào đó, chuột còn có thiết kế công thái học, đèn RGB, sạc không dây, trọng lượng dưới 100g.
2. Nghe Nhạc CD Player (1987)
Chiếc máy nghe Nhạc CD Player đầu tiên trên thế giới có tên gọi Sony D100 ra mắt năm 1987, một ứng dụng quan trọng kể từ khi đĩa CD ra đời năm 1983. Từ đó có rất nhiều chiếc máy nghe nhạc bỏ túi xuất hiện trên thị trường, nổi tiếng nhất phải kể đến 2 thương hiệu Walkman của Sony và iPod của Apple.
Ngày nay, máy nghe nhạc đã bị thay thế bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay. Năm 2022, Apple đã khai tử dòng máy iPod, nhưng Sony và một vài thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị trải nghiệm âm thanh vẫn duy trì các sản phẩm chất lượng cao của mình với giá lên đến hàng chục, hàng trăm triệu VND. Để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc khắc khe của một bộ phận nhỏ người tiêu dùng.
3. Đĩa mềm (1971)
Đĩa mềm có dung lượng rất nhỏ chỉ có thể chứa 1-3 MB dữ liệu, thường dùng để chứa phần mềm, tài liệu, game từ hệ máy SNES (Super Nintendo Entertainment System). Nhược điểm của đĩa mềm là dung lượng lưu trữ thấp, dễ bị hỏng hóc bởi tác động vật lý và yếu tố môi trường.
Ngày nay, các thiết bị lưu trữ thường nằm ở USB, thẻ nhớ, đĩa CD, DVD, ổ cứng di động… có thể chứa hàng chục, hàng trăm GB dữ liệu. Tuy nhiên, việc lưu trữ dữ liệu phổ biến là thông qua dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí hoặc trả phí: Google Drive, Onedrive, Dropbox…
4. Tivi đen trắng (1911)
Chiếc Tivi màu đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi ông John Logie Baird, người Scotland năm 1925. Tuy nhiên khái niệm về một chiếc Tivi đã có từ năm 1885 bởi sinh viên Paul Gottlieb Nipkow, người Đức, mãi đến năm 1911 thế giới mới có chiếc Tivi đầu tiên. Năm 1938, Dumont Model 180 là chiếc Tivi thương mại hóa đầu tiên tại Mỹ, 1955 chiếc điều khiển Tivi từ xa ra đời, sau 30 năm Tivi xuất hiện trên thị trường.
Công nghệ Tivi vẫn phát triển cho đến ngày nay và đang có dấu hiệu dậm chân tại chỗ khi thiết bị nghe nhìn này đã gần như không thể có những cải tiến nào thêm nữa. Từ một chiếc Tivi thô kệch, bắt tín hiệu bằng Ăng-ten thường xuyên cho ra hình ảnh chập chờn, âm thanh bị gián đoạn. Cho đến Tivi độ phân giải 8K, màn hình trên dưới 50 inch, công nghệ OLED, mỏng nhẹ, kết nối Internet, điện thoại và trang bị công nghệ âm thanh 3 chiều, Dolby Digital, Clear Audio+…
Có thể bạn muốn xem thêm: PlayStation 5 Pro có thể ra mắt vào năm 2023
5. Internet (1990)
Thập niên 90s sự liên kết mạng lưới Internet giữa các doanh nghiệp đánh dấu quá trình phát triển Internet phổ biến đến đời sống người dân khắp nơi trên thế giới. Các phát minh WorldWideWeb, HTML, HTTP cũng được ra đời ở khoảng thời gian này, thúc đẩy sự phát triển thông tin dữ dội cả chất và lượng ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống được con người đăng tải, chia sẻ và thảo luận trên Internet.
Cách đây khoảng 15, 20 năm tốc độ truyền tải của Internet rất chậm. Việc tải một tấm ảnh, một bài nhạc mp3 xuống máy tính là rất lâu. Cho đến khi đường truyền Internet tốc độ cao ADSL ra đời, cung cấp phương thức truyền dữ liệu với băng thông rộng, tốc độ cao hơn nhiều so với giao thức truy cập qua đường dây điện thoại truyền thống (Dial up). ADSL cáp đồng dần dà được nâng cấp thành ADSL cáp quang cho tốc độ nhanh như hiện nay. Tương lai, công nghệ kết nối Internet không dây 5G phổ biến sẽ tiếp tục nâng tầm trải nghiệm Internet của người tiêu dùng.