Trang chủ » Giải Trí » Cùng nhìn lại thị trấn Fukushima 5 năm sau thảm họa hạt nhân

Cùng nhìn lại thị trấn Fukushima 5 năm sau thảm họa hạt nhân

Team XemGame | 15/07/2016 14:30

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Cùng nhìn lại thành phố Fukushima sau quãng thời gian bỏ hoang kể từ ngày thảm họa hạt nhân khủng khiếp đó xảy ra.

Cùng nhìn lại những cảnh tượng ít khi được để lộ về hậu quả gây ra bởi thiên nhiên hung dữ đối với cuộc sống của con người, âu cũng là cái giá chúng ta phải trả cho những động thái tàn phá môi trường sống trên hành tinh này.

Đã hơn 5 năm kể từ khi thảm họa sóng thần khủng khiếp cùng cơn động đất lịch sử mạnh 8,9 độ richter giáng xuống miến đông bắc Nhật Bản, dẫn đến rò rỉ và tai nạn nghiêm trọng liên quan đến một lò phản ứng hạt nhân tại thành phố Fukushima, cả những thị trấn lân cận đã bị bỏ hoang hoàn toàn.

Cụ thể, kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2011, khu vực trực thuộc bán kính 20km xung quanh cụm nhà máy Năng lượng Hạt nhân Daiichi Fukushima đã bị cách ly và khuyến cáo, liệt vào danh sách báo động cấp cao nhất.

Tuy nhiên, phóng viên người Malaysia – Keow Wee Loong – đã bất chấp nguy hiểm, thể hiện tinh thần quả cảm của những người làm nghề báo, tiến thẳng vào khu vực ảnh hưởng trên để đem về những bức ảnh “rợn tóc gáy”:

Loong cho biết: “Những cư dân nơi đây do quá hoảng sợ trước thảm họa xảy ra nên đã không còn tâm trí nào nghĩ đến việc thu dọn đồ đạc cần thiết, mà cứ thế rời khỏi đây, coi đó là ưu tiên cấp thiết hàng đầu cho sự sống còn của họ.”

thitrannhat_15_7_2016_14.JPG (640×480)

Chỉ với một chiếc mặt nạ mà không có quần áo bảo hộ chuyên dụng, Loong vẫn can đảm “viếng thăm” tàn tích của Fukushima.

thitrannhat_15_7_2016_1.JPG (640×480)

Thậm chí vẫn còn cả một cửa hàng băng đĩa CD chứa đầy những tác phẩm còn nguyên vẹn từ những năm 2011, chứng kiến sự đổi thay và rời đi của hơn 150.000 người dân nơi đây.

thitrannhat_15_7_2016_2.JPG (640×480)

Số phận tương tự cũng xảy ra với nguyên một siêu thị tiện lợi, tràn ngập những nhu yếu phẩm với hạn sử dụng trở lại 5 năm trước đây.

thitrannhat_15_7_2016_3.JPG (640×480)

Cảnh tượng tan hoang trong những ngôi nhà.

thitrannhat_15_7_2016_4.JPG (640×480)

Lồng máy giặt cùng giỏ quần áo còn đang vơi nửa, có lẽ thảm họa xảy đến ngay đúng lúc chủ nhân của chúng đang làm công việc thường ngày của mình.

thitrannhat_15_7_2016_5.JPG (470×627)

Không một đồ bảo hộ, chỉ với một chiếc mặt nạ phòng độc, nhiếp ảnh gia 27 tuổi Loong đã đi qua 4 thị trấn thuộc Fukushima, bao gồm Tomioka, Okuma, Namie và Futaba vào tháng 6 vừa qua cùng sự đồng hành của hai người bạn Sherena Ng và Koji Hori.

Tất cả bọn họ đều đã được trải qua cuộc di tản sau khi hồi chuông báo động vang lên vào 11/3/2011, khi cơn sóng thần cao hơn 15m ập vào đất liền, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đi kèm với nhà máy năng lượng hạt nhân, liên quan đến nguy cơ hư hỏng kỹ thuật và rò rỉ phóng xạ.

Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ lần Chernobyl được “ghi danh” vào lịch sử thế giới.

Bộ sưu tập ảnh của Loong đã cho thấy một cảnh tượng vô cùng ảm đạm kéo theo sau thảm họa trên. Anh chia sẻ: “Nếu có vô tình đến thăm một cửa hàng quần áo/phụ kiện hay trung tâm mua sắm nơi đây, chắc chắn bạn sẽ thấy những vật dụng nơi đó vẫn y nguyên như cũ khi thảm họa xảy ra, không hề có một bàn tay can thiệp của con người kể từ lúc ấy đến giờ.”

Đèn giao thông vẫn hoạt động cho dù xung quanh chỉ là những con đường “ma” không một bóng người.

thitrannhat_15_7_2016_6.JPG (640×480)

Báo chí, tập san với ngày xuất bản từ năm 2011.

thitrannhat_15_7_2016_7.JPG (640×480)

“Thậm chí còn có cả những tờ tiền rơi vãi xung quanh cửa hàng nữ trang với số series phát hành từ 5 năm trước, cùng với vàng bạc và các đồ quý giá khác,” trích lời Loong. “Fukushima giờ đây quả thực đã trở thành một thị trấn ma rồi.”

Vì mức độ phơi nhiễm phóng xạ khá cao, hơn mức an toàn cho phép, nên cuộc phiêu lưu của nhóm chỉ có thể tiến đến một giới hạn nhất định. Loong giải thích: “Mức phóng xạ tại khu vực báo động đỏ có thể lên tới 4,8 mSv – 6,5 mSv, theo như biển cảnh báo trong khu vực.”

“Ngay cả khi đeo mặt nạ tôi cũng có thể ngửi thấy một chút mùi của hóa chất, cùng cảm giác đau rát ở hai mắt.”

Lý do họ phải dẫn thân vào vùng nhiễm độc nguy hiểm vào giữa đêm như vậy là để tránh sự chú ý của cảnh sát, vì ngay cả bộ phận an ninh cũng không dám tự tin khi đến gần khu vực đó.

Mặt nạ túc trực khắp mọi nơi.

thitrannhat_15_7_2016_8.JPG (640×480)

Khu mua sắm không một dấu hiệu sống.

thitrannhat_15_7_2016_9.JPG (640×480)

Sách báo ngổn ngang, không khí tĩnh lặng.

thitrannhat_15_7_2016_10.JPG (640×480)

Ga tàu bỏ hoang tại thị trấn Futaba.

thitrannhat_15_7_2016_11.JPG (640×480)

Theo lời của Loong: “Khi tôi bước vào khu mua sắm, thời gian dường như dừng lại; không hề có một bóng người, và tôi có thể khám phá bất kỳ ngóc ngách nào ưa thích.”

“Bạn biết đấy, nó cứ như hiện tượng deja vu vậy. Trong quá khứ tôi cũng từng mơ đến viễn cảnh được tự do đi lại thỏa thích như vậy trong một khu mua sắm, y hệt như trải nghiệm vừa rồi. Nhưng thật sự đó cũng là thứ đáng sợ nhất mà tôi từng trải qua.”

Oto bị vùi lấp, bao trùm bởi cây cỏ mọc ra từ chính những kẽ nứt trên đường do động đất gây ra.

thitrannhat_15_7_2016_12.JPG (640×480)

Chiếc nhẫn vàng chưa hề có bàn tay con người động vào kể từ năm 2011.

thitrannhat_15_7_2016_13.JPG (470×627)

Tham khảo: dailymail

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày