Sử dụng công nghệ Source 2 từ công ty, Artifact của Valve được chính CEO Gabe Newell khẳng định sẽ khác xa so với các game thẻ bài hiện nay trên thế giới.
Rất tiếc là Artifact sẽ không được phát hành miễn phí như nhiều game cùng thể loại mà phải tốn phí để mua về. Để có cái nhìn tổng quát về game, hãy cùng xem thử đoạn clip gameplay dưới đây.
Chia bàn đấu thành 3 lane
Board của game sẽ được chia thành 3 phần riêng biệt, tương ứng với 3 lane cũng giống như MOBA truyền thống DotA 2.Mỗi lane sẽ có 1 tower (trụ) với lượng máu là 40HP. Nếu tower này bị đập vỡ, nó sẽ được thay thế bằng một Ancient với 80HP. Một người sẽ được xem là chiến thắng nếu phá hủy được 2 Tower hoặc 1 Ancient của đối phương.
Mỗi người chơi sẽ điều khiển 5 hero khác nhau. Trò chơi sẽ được chia thành các lượt, mỗi lượt bạn chỉ có thể điều khiển được 2 hero. Các hero này sẽ được chia ra 3 lane tương ứng cùng với những đơn vị creep như Dota 2 vậy. Mỗi lượt đi (turn) sẽ có thêm 2 creep được sinh ra ở mỗi lane. Bên cạnh đó, mỗi lane cũng có lượng mana khởi đầu là 3MP, và mỗi lượt sẽ được tăng thêm 1MP. Hãy chú ý đến lượng mana của mỗi lane để làm sao sử dụng cho hợp lý nhé.
Mỗi khi một hero nào đó bị hạ gục, bạn sẽ mất 1 lượt tiếp theo để đợi hero này hồi sinh lại. Sau đó, hero này có thể được đặt ở một lane nào đó tùy vào ý định chiến thuật của người chơi.
Thẻ bài sẽ phân chia thành tướng, trang bị kỹ năng, và buff
Artifact mang đến bộ sưu tập gồm 280 thẻ bài với 44 hero, và tất nhiên sẽ còn tăng thêm nữa. Mỗi bộ bài (deck) sẽ có ít nhất 40 lá và 5 hero. Mỗi deck có thể mang theo 3 lá bài giống nhau.
Các lá bài sẽ được chia làm 4 màu chủ đạo gồm đỏ, xanh lục, xanh dương và đen, tương ứng với các thuộc tính khác nhau của những hero khác nhau. Màu đỏ đại diện cho những hero trâu bò, nhưng bộ kỹ năng lại tương đối yếu. Màu xanh dương gồm những hero yếu máu, nhưng bù lại sẽ có bộ skill khá mạnh mẽ. Màu xanh lục sẽ mang lại cho bạn nhiều phép thuật khác nhau và có khả năng sinh ra thêm creep; trong khi đó, màu đen lại đại diện cho những buff, như tăng lượng gold thu thập được chẳng hạn. Những lá thuộc màu nào thì chỉ có thể xuất hiện tại lane đã có mặt hero thuộc màu đó.
Bộ skill của hero cũng sẽ có những hiệu ứng khác nhau tương tự như Dota 2. Đơn cử như Sniper có thể gây ra đến 5 dmg đối với bất kỳ đơn vị đối phương nào, kể cả tower. Trong khi đó, Drow Ranger với aura passive của mình có thể tăng 1 dmg cho mọi đơn vị trên cả 3 lane, hay Crystal Maiden có thể hồi lại 2 mana cho mỗi lần dùng phép của bạn. Bạn có thể đọc về skill của những hero tại đây.
Lối chơi
Đối với nhiều game thủ ưa thích thể loại game thẻ bài, cấu trúc 3 lane của Artifact sẽ gây rào cản lớn cho việc nắm bắt trò chơi. Đồng thời, luật chơi của Artifact cũng tương đối phức tạp và yêu cầu tư duy chiến thuật khá cao của người chơi.
Người chơi Artifact sẽ có nhiệm vụ “quản” cả ba lanes như đang chơi một trận đấu Dota 2 với các trụ bảo vệ cùng một lượng máu cố định buộc họ phải rút cạn để có thể chạm tới The Ancient. Ngay khi The Ancient của một trong hai người chơi sụp đổ, tức là trận đấu kết thúc.
Các trận chiến sẽ diễn ra ở từng lane một, mỗi round sẽ kết thúc khi cả 3 lane đều đã diễn ra combat. Sau khi kết thúc mỗi lượt, bạn sẽ nhận được lượng vàng nhất định từ những chú creep, tướng hoặc trụ đã hạ gục được. Lượng vàng này có thể được dùng để mua các item cho hero trong thời gian chờ đến round tiếp theo. Giống như Dota 2, các hero sẽ chỉ có các slot nhất định để chứa các item. Có 3 dạng item chính là tăng sát thương (weapon), tăng giáp (amor) hoặc phụ kiện (accessory).
Theo ước tính của Valve, mỗi trận đấu của Artifact sẽ kéo dài trung bình từ 12 đến 15 phút, tức là chỉ bằng 1/3 thời lượng một game đấu của Dota 2. Điều này khiến việc tư duy chiến thuật được đề cao hơn rất nhiều khi mà người chơi phải quan sát và điều khiển cả 3 lane của mình. Đây chính là điểm làm nên sự phức tạp của Artifact.