Quản lý của Team Flash, D.H.P, đã tỏ ra cực kì không hài lòng khi trước những lời kể của cựu HLV Tinikun về Stark khi còn ở GAM Esports.
Từng được mệnh danh là “ông hoàng drama” khi còn hoạt động trong giới LMHT, Tinikun mới đây đã trở lại với những câu chuyện về các tuyển thủ ở Việt Nam cũng như rút ra bài học cho những người đi sau. Tuy nhiên, những nhận định của cựu HLV GAM tiếp tục dẫn đến những tranh cãi mạnh mẽ.
https://www.youtube.com/watch?v=f_d8VlRD9zkTrong đoạn clip mới nhất nói về Stark, Đường Trên của GAM ở mùa 2017 và HLV trưởng của Team Flash thời điểm hiện tại, Tinikun đã chia rất nhiều điều về vấn đề kỷ luật. Theo đó, Stark khi mới gia nhập GAM ở giai đoạn Mùa Xuân 2017 vốn là một tân binh hoàn toàn chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu.
Tuyển thủ này cũng rất cố gắng tập luyện mỗi ngày để bắt kịp toàn đội, nhưng có một điều khiến HLV Tinikun không hài lòng đó là việc Stark không giữ sức khỏe. Từ đó dẫn đến những trận đấu không đạt phong độ cao, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là lây bệnh cho các thành viên khác.
Có thể bạn muốn xem thêm: Rookie muốn nhờ vả Faker hoàn thành ước mơ xin chữ kí IU
Ngoài điều đó ra thì Tinikun cho rằng Stark là mẫu tuyển thủ mà nhiều người chơi hiện tại nên học hỏi, từ sự nỗ lực cho tới việc kết hợp với các thành viên khác trong đội. Đây là hình mẫu mà người chơi dễ học theo hơn là kiểu thiên tài như SofM.
Sự việc tưởng như không có gì quá nghiêm trọng cho đến khi quản lý Team Flash lên bài phản bác. Trước việc nhiều bình luận chú ý vào chi tiết “vô kỷ luật” của Stark, quản lý này đã có một bài viết cực dài để bảo vệ thành viên trong đội mình. Cô cho rằng những lời kể trên không đúng với những gì mình tiếp xúc với Stark trong thời gian dài, đồng thời khẳng định việc “thức khuya chơi game” hay “không giữ sức khỏe” là vấn đề cá nhân và không đáng bị gọi là “vô kỷ luật”.
Trong khi đó, phần lớn cộng đồng cho rằng đoạn clip của Tinikun không có điều gì quá đáng đến mức để quản lý Team Flash tranh cãi kịch liệt như thế. Rõ ràng vấn đề kỷ luật tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người ở từng thời điểm khác nhau, do đó việc so sánh chỉ mang tính tham khảo và không đáng để biến thành “drama” vô nghĩa như thế.