Cụ thể, những họa sĩ đều có tình trạng phải làm việc quá tải, những vấn đề sức khỏe cho đến việc phải nhận một số tiền không đáng với công sức họ bỏ ra.
Có một tin tốt là một vài studio ở Nhật Bản đã biết lắng nghe và tìm phương hướng giải quyết những vấn đề trên. Ví như cả Kyoto Animation và Trigger, đều thực hiện hầu hết công việc ở tại studio và trả lương tháng cho họa sĩ của họ đều đặn, và có tích hợp thêm những phần mềm máy tính tiện lợi trong khi vẫn giữa được đúng phong cách anime đặc thù.
Bất cứ ai dành chút thời gian để tìm hiểu những nội tình bên trong ngành công nhiệp anime đều biết rằng các con người tài năng đứng sau những series ưa thích của chúng ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, từ lương thấp cho tới làm việc quá tải và cả những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Vừa qua trên trang Mag2 ở Nhật Bản, một tác giả không tên với lời giới thiệu là “người trong ngành” đã chia sẻ câu chuyện thực tế khổ cực của mình về ngành công nghiệp hoạt hình Nhật bản. Trong đó, tác giả với gần 20 năm kinh nghiệm lần trong ngành viết rằng: “Tôi đã bắt đầu cảm thấy trong vài năm qua rằng cái hệ thống cực không hiệu quả này, vừa bắt làm việc quá tải vừa trả lương cho nhân công của nó, đang sắp chạm đến giới hạn.”
Một trong những nhân tố khiến hệ thống ngành anime Nhật Bản kém hiệu quả là bởi đa phần họa sĩ hoạt họa đều là nhân viên tự do thường làm việc ở nhà, yêu cầu có trợ lí chạy việc, để suốt ngày lái xe qua lại giữa nhà họa sĩ và studio sản xuất để thu thập từng khung hình hoàn chỉnh.
Một nhân tố khác bao gồm sự gian tăng đường vẽ trong các anime gần đây, yêu cầu mất nhiều thời để thực hiện hơn, cộng thêm thực tế là các họa sĩ thường xuyên chậm deadline bởi họ làm việc trên vài dự án cùng lúc, và đôi khi đồng loạt chạy deadline cả.
Trên hết, bộ phận nhân viên và họa sĩ thông thường lại không kiếm đủ tiền để sống gần studio làm việc, khiến quá trình liên lạc trở nên mất thời gian và năng lượng hơn. Tác giả bài viết có so sánh tình huống này với các nhà làm hoạt hình nước ngoài, nơi họa sĩ được làm trong việc trong studio và vẽ trên tablet, không phải trên giấy, cho phép “số hóa” dữ liệu ngay lập tức. Một sự khác biệt lớn nữa là, các họa sĩ hoạt họa ở nhiều nước khác sử dụng chương trình Flash và vẽ 3D, trong khi anime vẫn chủ yếu là vẽ tay.
“Tôi nghĩ là hoạt hình Nhật Bản có một phong cách rất độc đáo, và đó là dạng hoạt hình mà tôi muốn tiếp tục sáng tạo. Nhưng nói vậy thôi, bởi tôi khó thấy con đường tiến lên cho ngành công nghiệp này,” tác giả tâm sự.
Có một tin tốt là một vài studio ở Nhật Bản đã biết lắng nghe và tìm phương hướng giải quyết những vấn đề trên. Ví như cả Kyoto Animation và Trigger, đều thực hiện hầu hết công việc ở tại studio và trả lương tháng cho họa sĩ của họ đều đặn, và có tích hợp thêm những phần mềm máy tính tiện lợi trong khi vẫn giữ được đúng phong cách anime đặc thù.
Theo OtakuMagazine