Ở phần một các bạn đã có dịp làm quen với hai thủ môn và bộ tứ vệ rất chất lượng nhưng lại không thường gặp bởi không phải là các cầu thủ Best Player. Phần 2 chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu đội hình độc đáo với các cầu thủ ở hàng tiền vệ và tiền đạo.
Lưu ý: Đội hình mình dùng là +5 tuy vậy các bạn chỉ cần mua hàng +3 là đủ sài, đủ để thấy hay và quan trọng là… rẻ.
Giàn tiền vệ:
Tiền vệ trụ: Sergio Busquets.
Busquets là một CDM cực kỳ thông minh, khả năng lấy bóng, cắt bóng và bọc lót cực hay. Chắc chắn anh là một trong những CDM khôn ngoan nhất Fo3. Tuy vậy ở Engine cũ thì Busquets không được trọng dụng do thể hình cao nhưng quá gầy, sức mạnh không đủ để “Cân” nhau với các cầu thủ “Trâu bò” đối thủ. Thực tế khi sử dụng đôi khi mình còn phát hiện ra 1 điểm: Busquets rất dễ ngã nếu bị ngáng chân… đôi khi gây ra những tình huống mất bóng cực kỳ ngớ ngẩn và dễ gây hiện tượng “Đập bàn phím”.
Tuy vậy sau Roster Update thì Busquets chắc chắn là Top 5 CDM đáng sài bậc nhất bởi lúc này những gì hạn chế của anh ở engine cũ đã bị lược bỏ. Điều này chắc chắn là tin mừng đối với Fan Fo3 nếu bạn là một người ưa chuộng sử dụng cầu thủ đầu óc hơn trâu bò.
Tiền vệ chạy cánh: Ugur Boral.
Boral không phải là một ngôi sao, thực tế trong game anh cũng chỉ là một cầu thủ thuần chạy cánh. Phong cách chơi đơn giản: Bám biên, chạy và chạy rồi tạt. Thi thoảng rẽ từ biên vào trung lộ rồi tung ra một cú dứt điểm nhưng… độ nguy hiểm cũng không cao lắm.
Tuy vậy Boral cũng có khá nhiều điểm cộng đáng kể: Thứ nhất anh ra rất… rất nhanh. Tốc độ chạy và rê bóng xé gió. Tuy không cao nhưng anh lại rất lỳ đòn, thể hình “To – Dày” khiến Boral ít khi bị áp chế bằng sức mạnh và thể hình dù đối thủ có là Maicon hay Ramos. Khả năng rê dắt mượt mà, xoay người đổi hướng rất tốt cũng như thể lực thừa sức chạy 120 phút rồi vẫn còn dư lực để… đá Pen. Tuy dứt điểm thì khá tù, chạy chỗ không hay bù lại anh tạt thì tuyệt, các cầu thủ như Gomez hay Van Gol chắc chắn sẽ ưa thích những mẫu TV chạy cánh như Boral chứ không phải là Cr7.
Tiền vệ cánh phải: Bale – Tôi sẽ không review Bale bởi đơn giản anh ta là tiền vệ chạy cánh hay bậc nhất trong các tiền vệ biên (Tất cả season) và bởi đơn thuần anh ta được ưa chuộng (Không phù hợp với tiêu chí bài viết)
Tiền vệ trung tâm: Solley Muntari.
Thực tế vị trí của Muntari được ghi trong game là LM (Tiền vệ chạy cánh trái). Tuy vậy có lẽ đó là khi phục vụ cho ĐTQG mà thôi. Còn thực tế ngoài đời anh ta chơi chủ yếu là vị trí CM và CDM.
Mùa wc06 tôi dùng thẻ Muntari +5, anh ta chơi CM theo phong cách “tiền vệ con thoi” rất ngon. Lên công về thủ càn quét toàn bộ trung lộ mà không biết mệt. Đóng xa, chuyền chọc ở mức tầm tầm không nổi bật tuy vậy rất tròn vai. Lối chơi cần cù bù thông minh, năng nổ nhiệt tình. Tuy không hoa mỹ nhưng rê dắt cũng ổn và hiếm khi để mất bóng ngớ ngẩn. Thực tế khi sử dụng Muntari tôi hiếm khi ghi bàn được từ những pha dứt điểm ngoài vòng cấm, thế nhưng khá thú vị anh ta lại dứt điểm trong cấm địa rất ngon, nhiều bàn thắng quyết định được ghi nhờ kỹ năng chọn vị trí ổn.
Đừng bao giờ coi thường khả năng tranh chấp và cướp bóng của Muntari, anh ta rất quyết liệt lại còn kèm người cực kỳ lỳ lợm đấy!
Nếu để so sánh thì Muntari đá khá giống Vidal 14. Tuy nhiên anh ta khoẻ hơn, và cơ bản là… rẻ hơn 1/2.
Cặp tiền đạo:
Tiền đạo đá thấp: Shevchenko.
Thực tế là tôi đã Review chi tiết Shevchenko rồi. Anh ta là một huyền thoại, có kỹ năng dứt điểm cực kỳ hiệu quả và tinh tế ở mọi khoảng cách, tốc độ tuyệt vời và thể lực rất ổn. Tuy vậy lại không có quá nhiều người ưa chuộng Sheva.
Tôi nghĩ vấn đề mà nhiều game thủ đánh giá Sheva khó sài chính là bởi ở Engine cũ anh này không quá chăm chạy chỗ, lối di chuyển không thật sự “Sáng nước” và tích cực. Đa phần Shev thích tự làm tự ăn hơn là chờ kiến tạo từ đồng đội.
Bởi phải phối hợp nhiều và rê dắt nữa nhưng số sao kỹ thuật lại chỉ vẻn vẹn là con số 3 cho nên Shevchenko không mấy ấn tượng trong mắt các HLV bởi việc khó tạo ra đột biến là điều dễ hiểu.
Tuy vậy anh ta là một trong các tiền đạo đá lùi hỗ trợ phía sau tốt bậc nhất – Theo tôi là vậy. Và hiện tại anh ta cũng khá rẻ nữa.
Tiền đạo cắm – làm tường: Ibra ss8.
Nhiều người hỏi tôi tại sao không phải là Ibra ss9 hay ss11? Nếu thế thì tôi lại chẳng có gì để mà review cho các bạn trong ngày hôm nay.
Ibra ss8 giống phiên bản nào nhất? Ss9 hay là 11? Xin thưa ss8 là một phiên bản khác – đặc biệt.
Anh ta khát khao hơn, năng nổ hơn, chạy rất nhanh, xoay sở tuyệt vời và có những pha đua tốc rất tốt. Kỹ năng dứt điểm ổn – na ná như ss9 (Tức là không bén như 11 nhưng đủ sài). Ibra ss8 có thể tự làm tự ăn với những pha xử lý kỹ thuật mượt mà, chăm chỉ chạy chỗ hơn và phối hợp cũng ngon lành, anh ta có chỉ số ẩn “Chọc khe” cho nên khả năng kiến tạo cũng không tệ.
Lý giải việc Ibra mùa này kha khát và bốc lửa hơn chứ không ỳ ạch và lười chạy như các mùa kia (Mặc dù chạy thì không khôn bằng) thì chỉ có thể là vì Ibra năm 2008 lúc ấy đang cực kỳ khao khát chứng tỏ khả năng của mình để được Barca mua về. Chính vì thế anh ta đá rất “Nhiệt” và rất “Điên”.
Tuy vậy tôi không đề cao kỹ năng đánh đầu của Zlatan ss8. Đôi khi cơ hội ngon ăn từ những quả tạt bị bỏ qua đáng tiếc. Đây là một điểm trừ không thể bỏ qua, bù lại kỹ năng đánh đầu chuyền bóng (làm tường) và hãm bóng bằng ngực, xử lý bóng bằng chân thì phải nói là “Tuyệt vời”.