Phim hoạt hình “anime” Trung Quốc đang phát triển mạnh thời gian gần đây, tuy nhiên về chất lượng thì đang đi xuống.
Xin Wang là đạo diễn của Hitori no Shita:The Outcast. Mặc dù được coi là một manhua thành công, tuy nhiên phiên bản hoạt hình chuyển thể của nó lại không được đón nhận tốt do chất lượng sản xuất thấp và lịch trình sản xuất lộn xộn.
Wang đã có một cuộc phỏng vấn vài tháng trước, tiết lộ một chút thông tin về dự án, ông cho biết vấn đề lớn nhất ở đây là do sự khác biệt về phong cách sản xuất giữa các hãng hoạt hình Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi các studio Trung Quốc sản xuất các phần khác nhau của dự án một cách song song thì Nhật Bản lại áp dụng phương pháp từng bước rất cứng nhắc và điều đó ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho chất lượng của sản phẩm.
Người dùng Reddit Singularchese đã dịch cuộc phỏng vấn của Wang, trong đó Wang đã đưa ra cái những ý kiến phê bình về cách làm việc kém hiệu quả của những studio Nhật Bản:
Hỏi: Rất nhiều anime của Nhật Bản đã được phát sóng ở Trung Quốc, và gần đây cũng có khá nhiều sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy những hãng phim Nhật có bất kì thay đổi nào để bắt kịp với nhịp độ phát sóng của Trung Quốc chưa?
Wang: “Phía Nhật Bản muốn thay đổi, nhưng mức độ thay đổi còn nhiều hạn chế. Đó là lí do vì sao quá trình cộng tác gặp rất nhiều vấn đề. Về bản chất, chúng tôi đang trong giai đoạn điều chỉnh. Bất kì ai vượt qua giai đoạn này sẽ chiếm ưu thế lớn ở thị trường Trung Quốc.
Nhật Bản có một quy trình làm việc rất nghiêm ngặt, và nó hoàn toàn khác với ngành công nghiệp Trung Quốc. Vì những lí do mang tính lịch sử, các công ty hoạt hình Trung Quốc đều phần lớn bị ảnh hưởng từ quá trình sản xuất đơn giản hơn của phương Tây. Ngược lại, quá trình sản xuất của Nhật Bản rất phức tạp. Họ luôn đẩy giới hạn của từng chi tiết nhỏ cũng như tất cả mọi người trong quá trình sản xuất. Nếu một giai đoạn nào đó bị trục trặc, toàn bộ quá trình phải dừng lại. Đây chính là điểm yếu trong quy trình làm việc của Nhật Bản. Khi quy trình làm việc suôn sẽ và mọi người đều đúng giờ và có chất lượng thì đó là một quá trình tuyệt vời. Nhưng họ lại thiếu tính linh hoạt. Mọi thứ phải hoàn thành xong bước 1 mới đi qua bước 2. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất của Trung Quốc lại mang tính “đa nhiệm” hơn. Nhiều thứ có thể đươc thực hiện tại cùng một thời điểm. Một số thứ sẽ bắt đầu được chuyển qua cho người tiếp theo khi nó đã được hoàn thành 20%. Nhưng ở Nhật, mọi thứ phải hoàn thành tuyệt đối 100% mới có thể chuyển qua bước tiếp theo, nên họ lãng phí rất nhiều thời gian chờ đợi.
Lấy ví dụ, trong quá trình sản xuất phim hoạt hình, giả sử có 300 phân cảnh. Chúng tôi sẽ thực hiện 10 phân cảnh của Keyframe (Khung chính), sau khi được đạo diễn chấp thuận, nó sẽ được chuyển qua những người khác để tiến hành các bước tiếp theo. Nhưng tại Nhật Bản họ không làm như vậy. Họ phải đợi cho đến khi 300 phân cảnh đã hoàn thành trước khi tiến hành việc tiếp theo. Nếu như vậy, thì những nhân viên khác sẽ phải chờ đợi hai tháng cho đến khi mọi Keyframe đã được hoàn thành. Về mặt lí thuyết, nó chỉ hiệu quả nếu họ tiếp tục phát hành từ tập này đến tập kia, thế nhưng họ lại bỏ qua một thực tế rằng phải mất ròng rã 3 tháng để thực hiện Keyframe của một tập phim và hoàn thành các công đoạn trung gian trong ba ngày. Và rồi một chu trình chờ đợi khác lại bắt đầu.”
Về cơ bản, Wang ám chỉ rằng tính cứng nhắc của việc sản xuất ở Nhật là trở ngại rất lớn và nó chịu trách nhiệm cho những dự án chóng vánh. Các đội sản xuất Trung Quốc và Mỹ làm việc trên nhiều giai đoạn của hoạt hình với sự sặp xếp hợp lý . Các nhà hoạt hình Nhật Bản phải đợi từng keyframe hoàn thành trước khi tiến đến các bước trung gian, trong khi đó mà các nhà hoạt hình Trung Quốc và Mỹ chỉ cần một vài khung chính và kịch bản phân cảnh (storyboard) trước khi chuyển đến các công đoạn giữa.
Hỏi: “Vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các series như thế nào?”
Wang: “Bây giờ, vấn đề lớn nhất ở sản xuất hoạt hình ở Nhật Bản là 2 tập đầu của một series mới sẽ rất hay, nhưng chất lượng sẽ bắt đầu giảm dần kể từ tập 3 đến khi kết thúc. Hầu hết tất cả series trên truyền hình Nhật Bản đều giống như vậy, hai tập đầu họ có nhiều có thời gian, thế nên họ dành thời gian chăm chút cho từng chi tiết. Đến khi thời gian bắt đầu eo hẹp từ tập thứ 3, chất lượng bắt đầu giảm đi.”
Đạo diễn Xin Wang lên tiếng chỉ trích về quá trình sản xuất, điều này không phải là lạ khi mà các nhà phê bình đương thời cũng có những nhận xét tương tự về anime hiện nay. Bạn biết không, đa số các tập anime đều còn đang trong khâu sản xuất kể cả đến ngày chúng được lên sóng! Thế nên bạn sẽ gặp những trường hợp kiểu như Youjo Senki lại chiếu một tập tóm tắt phần trước thay vì chiếu tập 7. Việc sản xuất thiếu hiệu quả của các studio Nhật Bản khiến cho anime ngày càng có xu hướng chậm trễ.
Khi mà ngày càng xuất hiện nhiều anime với sự cộng tác giữa Trung Quốc và Nhật hay các công ty như Netflix đầu tư vào ngành công nghiệp, đây có thể sẽ là một cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất của Nhật Bản trở nên hiệu quả hơn.