Mặc dù Gnar chưa có mặt trên các sever official như NA EU, nhưng đã ra trên sever PBE để gamer có thể trải nghiệm, cũng như góp ý về vị tướng mới nhất của League Of Legends này.
Riot thiết kế Gnar sẽ là một vị tướng fighter ( đấu sĩ ) đường trên chính hiệu. Sở hữu cho mình bộ skills biến hóa khôn lường, liên tục thay đổi giữa Mini Gnar và Mega Gnar. Gnar có tất cả những thứ mà một vị tướng đường trên cần, hard cc đến từ Q ( Mini Gnar & Mega Gnar ), W ( Mega Gnar ), … ( crow control = hiệu ứng khống chế ), khả năng chống chịu đến từ Mega Gnar form. Chính vì thế mà hôm nay mình sẽ làm 1 guide Gnar top lane để các bạn
Các chỉ số cơ bản
– HP: 430 + 65 mỗi level ( ở level 1 là 495 HP )
– Giáp: 19 + 2,5 mỗi level
– Kháng phép: 30 + 0 mỗi level ( không tăng theo level )
– Tầm đánh: 150 đơn vị
– Sát thương: 45 + 3 mỗi level
– Tốc độ đánh: 0,625 + 1% mỗi level
– Tốc độ di chuyển: 325
Kĩ năng ( SKILLS )
Passive: Rage Gene
Gnar tích điểm nộ trong khi giao chiến hoặc mỗi khi tấn công. Mỗi khi điểm nộ tích đầy thì kỹ năng kế tiếp giúp Gnar biến hình thành quái thú, tăng các chỉ số lên trong vòng 15 giây. Nếu không tung kỹ năng Gnar cũng sẽ tự biến hình sau 4 giây kể từ khi điểm được tích đầy.
Mini Gnar
– Tăng 10 tốc độ di chuyển ở level 1, +1 mỗi level kế tiếp cho đến level 10 sau đó sẽ +2 mỗi level.
– Tăng 244 đơn vị tầm đánh ở level 1, +6 mỗi level sau.
– Tăng thêm 5% tốc độ đánh mỗi level.
Mega Gnar
– Tăng 70HP ở level 1, +30 mỗi level sau.
– Giáp/kháng phép tăng 2 mỗi level.
– Tăng 3 điểm hồi máu trong 5 giây mỗi level.
– Tăng 6 sát thương thường ở level 1 và +2 mỗi level sau.
Q: Boomerang Throw (Mini)/Boulder Toss(Mega)
– Thời gian hồi 20/17.5/15/12.5/10 giây
– Tầm đánh: 1100
Mini Gnar: Ném ra một boomerang gây 10/45/80/115/150 ( +100% tổng sức mạnh vật lý ) sát thương vật lý lên kẻ địch và làm chậm 15/20/25/30/35% trong 2 giây trước khi quay trở lại với Gnar. Kẻ địch thứ 2 trở
đi chịu 5/22.5/40/57.5/75( +50% tổng sức mạnh vật lý ).
Mega Gnar: Ném ra một tảng đá to, nếu trúng kẻ địch sẽ dừng lại, gây 10/50/90/130/170 ( +120% tổng sức mạnh vật lý ) sát thương vật lý và làm chậm 15/20/25/30/35%.Nếu Gnar bắt lại boomerang hay nhặt lại tảng đá sẽ giảm thời gian hồi chiêu đến 60%.
W: Hyper (Mini)/Wallop (Mega)
Mini Gnar ( Passive ): Mỗi 3 đòn đánh hoặc kỹ năng lên cùng 1 mục tiêu, Gnar sẽ gây thêm 25/30/35/40/45 (+100% tổng sức mạnh phép thuật) + 6/8/10/12/14% máu tối đa của mục tiêu thành sát thương phép, tối đa 70/125/175/225/275 đối với quái. Đồng thời Gnar nhận được thêm 30% tốc độ di chuyển ( tỷ lệ với R ) trong 3 giây. Mỗi khi chuyển từ mega xuống mini, Gnar cũng nhận được lượng tốc độ di chuyển này.
Hiệu ứng phát đánh thứ 2.
Hiệu ứng phát đánh thứ 3.
Hiệu ứng tăng tốc độ di chuyển.
– Thời gian hồi 12/11/10/9/8 giây Mega Gnar: Nện mạnh xuống đất làm choáng tất cả kẻ địch trong vùng ảnh hưởng trong 1,25 giây và gây 25/50/75/100/125 ( +100% tổng sức mạnh vật lý ) sát thương vật lý.
E: Hop (Mini)/Crunch (Mega)
– Thời gian hồi 18/16.5/15/13.5/12 giây
– Tầm 475
Mini Gnar: Nhảy đến một mục tiêu và được tăng 20/30/40/50/60% tốc độ đánh trong 3 giây. Nếu Gnar rơi trúng đầu 1 đơn vị (kẻ địch hoặc đồng minh) sẽ nảy lên và bay thêm một đoạn nữa, gây ra 20/60/100/140/180 ( + 6% số máu tối đa của Gnar ) thành sát thương vật lý và làm chậm nếu đó là kẻ địch.
Nhảy lên một mục tiêu sẽ làm cho Gnar lộn thêm một vòng xa hơn.
Mega Gnar: Nhảy đến một mục tiêu và rơi mạnh xuống gây ra 20/60/100/140/180 ( + 6% số máu tối đa của Gnar ) thành sát thương vật lý cho tất cả kẻ địch cạnh bên. Kẻ địch bị Gnar rơi ngay đầu sẽ chịu thêm hiệu ứng làm chậm.
R: Mega Gnar – GNAR!
– Thời gian hồi 120/100/80 giây
– Tầm 590
Mini Gnar ( Passive ): Tăng tốc độ di chuyển cho ( W ) 45/60/75%.
Mega Gnar: Đẩy tất cả kẻ địch cạnh bên về 1 hướng chỉ định ( văng xa 500 đơn vị ), gây ra 200/300/400 ( +30% tổng sức mạnh vật lý ) thành sát thương vật lý và làm chậm 45% trong 1.25/1.5/1.75 giây. Nếu trong quá trình bay kẻ địch va chạm với tường hoặc trụ sẽ nhận thêm 100/150/200 ( +15% tổng sức mạnh vật lý ) tối đa lên đến 300/450/600 ( +45% tổng sức mạnh vật lý ) số sát thương và bị choáng 1.5/1.75/2 giây thay vì làm chậm.
Bảng ngọc ( RUNES )
Có rất nhiều kiểu build ngọc phong phú cho một champ đấu sĩ top lane như Gnar, nhưng mình sẽ chỉ đề cập tới một kiểu build mà cá nhân mình thấy hiệu quả nhất.
Bảng ngọc Gnar.
– W giúp cho Gnar có thể gây sát thương theo % máu của đối phương và còn tăng tốc độ di chuyển, nâng tối đa sau Q.
– R nâng đúng cấp 6/11/16. † Lên đồ ( ITEMS BUILD ):
- Trang bị cần thiết ( Core items ):
– Gươm vô danh: cho Gnar khả năng trụ lane tốt, cùng khả năng truy đuổi/ chạy trốn nhờ kích hoạt. Ngoài ra còn cung cấp cho Gnar lượng tốc độ đánh cần thiết để phát huy tối đa W.
– Khiên băng Randuin: vì Gnar là một tướng đấu sĩ nên lượng giáp và máu từ khiên băng đem lại cho Gnar là cực kì cần thiết. Cùng với nội tại làm giảm tốc độ đánh và di chuyển của đối phương, nó giúp cho Gnar có thể dive vào sâu hơn trong combat, tăng độ cứng cáp của “Yordle Beast” này.
- Trang bị khởi đầu ( Start items ):
- Giữa game ( Mid game ):
–Gươm hải tặc + Đai lưng khổng lồ là những trang bị nên có cho Gnar ở giai đoạn này. Nó giúp cho Gnar có khả năng hồi phục đến từ Gươm hải tặc, cũng như một chút cứng cáp đên từ Đai lưng. Chưa hết, skill E của Gnar còn gây sát thương dựa trên số máu tối đa của Gnar, vì vậy càng nhiều máu, damage càng to.
- Một vài kiểu lên đồ ( Final build ):
build cân bằng.
khi đối đầu với team có nhiều sát thương vật lí.
khi đối đầu với team có nhiều sát thương phép.
- Một vài đồ khác có thể sử dụng ( Side items ):
Búa băng: Cho Gnar thêm độ trâu bò, cũng như sát thương vật lí, và khả năng làm chậm.
Tim băng: Có khả năng làm chậm tốc độ đánh của kẻ địch xung quanh, cùng với 20% hồi chiêu và 100 giáp, thì Tim băng cũng không phải lựa chọn tồi cho Gnar.
Điểm mạnh & yếu ( Pros & Cons )
Mạnh ( Pros ):
- Bộ skills linh hoạt khi ở dạng Mini Gnar.
- Khả năng khống chế tốt ở dạng Mega Gnar.
- Có độ trâu bò đến từ các chỉ số cơ bản.
- Quấy phá đội hình đối phương tốt với Mega Gnar.
Yếu ( Cons ):
- Thanh nộ không thể kiểm soát, cần kĩ năng, tập luyện lúc nào biến thành Mega Gnar.
- Không có các skill áp sát mạnh.
- Dễ bị thả diều ( kite ).
Cách chơi ( Play style )
- Đi đường ( Laning phase ):
Thanh Nộ của Gnar lên khá chậm trong giai đoạn đầu, do vậy làm chủ dạng Mini Gnar là chìa khóa cho một giai đoạn đi lane tốt. Mini Gnar có đủ các mẹo để bảo vệ mình trước những đối thủ hổ báo. Boomerang Throw gây một lượng sát thương tương đối với kẻ địch đi cùng đường và khả năng làm chậm của nó sẽ giúp Gnar duy trì khoảng cách cũng như tránh bị phản đòn. Khi có W, Hyper sẽ gia tăng thêm sát thương, giúp Gnar chiếm lợi thế ở đường với các đòn tấn công cùng những cú Boomerang Throw liên tục. Khi ở dạng Mini Gnar nên để dành Hop cho mục đích thoát thân: nó là một kĩ năng giúp né giao tranh rất tốt mà Gnar có thể sử dụng lên đối thủ đi cùng đường hoặc tướng đi rừng khi xuất hiện để thoát thân.
Sau khi có Mega Gnar. Là một con quái vật tàn ác với khả năng khống chế ấn tượng và dồn sát thương bất ngờ, Mega Gnar mang đến một lối chơi hoàn toàn khác để hoàn thiện những điểm mạnh và điểm yếu vốn có của vị tướng này. Gnar trở thành một cỗ máy chiến đấu: chậm, chắc và bền bỉ, và mặc dù có khả năng dồn sát thương cực kì lớn, Mega Gnar lại không có những kĩ năng giúp hắn bám theo đối phương.
Trong khi Mini Gnar đủ tinh quái để xuất hiện ở khắp các góc của trận chiến, Mega Gnar lại đạt hiệu quả nhất khi lao vào trung tâm của cuộc đấu. Sau khi sử dụng Crunch thẳng vào tướng đi cùng đường, một cú Boulder Toss và Wallop nhanh chóng sẽ khiến đối phương phải ở vào trạng thái phòng thủ cao nhất có thể. Tuy vậy, Mega Gnar cũng có những nhược điểm đáng cân nhắc, đặc biệt là khi bị săn đuổi. Mega Gnar không có những kĩ năng thoát thân hiệu quả và phải dựa vào lượng máu cùng các chỉ số chống chịu để có thể sống sót khi lết về đến trụ của mình. Mọi thứ sẽ thay đổi rõ rệt một khi Gnar đạt cấp độ 6 và học GNAR!. Dù đã có đủ nhiều sát thương, tác dụng của kĩ năng này cũng đủ mạnh để cứu mạng Gnar – và kết thúc đối phương – đặc biệt là khi chúng đứng gần những bức tường.
Dụ đối phương đến gần các bụi cỏ bằng Mini Gnar, sau đó biến hình và sử dụng GNAR! để hất chúng vào tường, làm choáng chúng trong khi bạn tiếp tục tung ra những kĩ năng còn lại. Nếu kẻ địch của bạn đủ tự tin và băng trụ, hãy sử dụng kĩ năng này để làm choáng chúng cạnh trụ của bạn. Khi muốn thoát thân khỏi các cuộc tấn công này, chỉ cần ném chúng ra xa và bạn sẽ có thời gian cần thiết để rút lui.
- Giao tranh ( Combat ):
Gnar có ba giai đoạn khác nhau trong các cuộc giao tranh, mỗi giai đoạn đều phụ thuộc vào việc tính toán thời gian của các dạng. Đầu tiên, cần né các lần chủ động mở giao tranh khi đang tích điểm Nộ với Mini Gnar . Thả diều với Boomerang Throw và nội tại Hyper để làm tiêu hao sinh lực tiền tuyến của đối phương. Một khi Gnar chuẩn bị biến hình, nên nhảy thẳng vào đội hình đối phương. Mỗi khi Mini Gnar kích hoạt một kĩ năng với thanh Nộ đã đầy, Gnar sẽ biến hình thành Mega Gnar, tức là mặc dù kẻ địch sẽ chỉ thấy một cục bông nhỏ nhảy đến phía mình, rồi bất ngờ nó sẽ trở thành một thứ gì đó rất khác khi chạm đất.
Một khi Mega Gnar đáp xuống, vai trò của nó là phá rối càng nhiều càng tốt, sử dụng Boulder Toss và Wallop để gây sát thương cũng như khống chế những kẻ địch xung quanh. Gnar sẽ phát huy hiệu quả tối đa của một tướng đỡ đòn ở đây, chặn những kĩ năng định hướng bằng thân hình đồ sộ và ép những tướng gây sát thương của đối phương phải tấn công mình. Nắm bắt được thời điểm sử dụng GNAR! là tối quan trọng: việc tính thời gian chuẩn xác có thể cùng lúc ngắt quãng nhiều kĩ năng của đối phương còn chọn vị trí chuẩn xác có thể hất cả đội địch về phía một công trình, làm choáng toàn bộ và cho đồng đội cơ hội ăn mạng.
Gnar của Pawnce đang quẩy nát đội hình địch.
Khi thanh Nộ của Mega Gnar bắt đầu tụt, sức mạnh của Mini Gnar sẽ trở thành vũ khí tuyệt vời để dọn dẹp. Với độ nhanh nhẹn, nó có thể rút ngắn khoảng cách với Hop và những đòn tấn công thường, khi đủ nhiều, sẽ kích hoạt Hyper và cho Mini Gnar một lượng tốc độ di chuyển lớn. Thêm vào cả Boomerang Throw nữa, Gnar có tất cả những công cụ cần thiết để đuổi theo và kết liễu những mục tiêu của mình.