Nghiện game đang là một trong những câu truyện xã hội ngày càng được đề cập đến nhiều tại Trung Quốc, khi nó ngày càng trở thành một vấn nạn xã hội đặc biệt trong giới trẻ của quốc gia này.
Những người nghiệm game có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tương lai của họ cũng như của quốc gia, khi thời gian và tiền bạc của họ đang bị tiêu tốn quá nhiều vào những hoạt động không mang lại lợi ích kinh tế và giá trị thặng dư cho bản thân, đồng thời kéo theo đó là các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe và tâm sinh lý đã và sẽ xảy ra.
Dựa trên các nghiên cứu khoa học về vấn nạn này, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp mạnh, trong đó có việc yêu cầu các nhà phát hành game tại nước này phải thực hiện các cam kết pháp luật nghiêm ngặt, đồng thời cũng phát triển và đưa vào sử dụng một hệ thống ngăn chặn người chơi trẻ tuổi khỏi bị nghiệm ngập game online.
Các phương pháp được sử dụng để đạt được điều này thay đổi theo từng game hoặc giai đoạn nhất định, nhìn chung là chính quyền Trung Quốc đang tỏ ra nghiêm túc với vấn đề này.
Ví dụ: Khi bạn đang chơi một webgame thông thường nào đó, trước hết bạn phải là một người vị thành niên (tất cả người chơi muốn ghi danh để tham gia phải đăng ký bằng mã số CMT thật của mình, vì thế TRÊN-LÝ-THUYẾT sẽ không có màn giả mạo tuổi). Sau đó, nếu bạn chơi game liên tục trong 3 tiếng mà không nghỉ ngơi, mà vẫn chưa muốn thoát khỏi game, ngay lập tức lượng EXP và vàng trong game sẽ giảm xuống 1 nửa. Nghe rất giống tại Việt Nam, đúng không nào?
Trên thực tế, Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, vô phương ngăn chặn việc nghiện game của giới trẻ bằng các biện pháp hời hợt này. Một báo cáo được tình bày trong phiên họp tóm tắt thường niên của cơ quan lập pháp Trung Quốc, Tổ chức Tuổi trẻ Trung Hoa đã công bố rằng trên 887 trò chơi họ đã điều tra, chỉ có 234 đơn vị hoàn thành được hệ thống phòng chống nghiện game này, tương đương 26%. Rõ ràng, chỉ với con số ít ỏi đã thực hiện CÁC-BIỆN-PHÁP-HỜI-HỢT nêu trên, thì rõ ràng các công ty Trung Quốc đang né tránh chính phủ để thoát khỏi sự thù ghét từ chính người chơi của mình. (dĩ nhiên, cả lợi nhuận nữa)
Cho dù kết quả của báo cáo này có ra sao đi chăng nữa, thì việc thay đổi kết quả thực tế là vô cùng nan giải. Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ khuấy động lên rất nhiều sự chú ý từ công chúng: Trong khi nghiện game đang là một vấn đề nóng bỏng tại Trung Quốc, thì các cơ quan chức năng lại đang ‘cao su’ và ‘hời hợt’ trong việc giải quyết các vấn đề này, đồng thời các phiên họp vẫn là thứ được dùng để phát biểu và giương cao những khẩu hiệu mà chẳng bao giờ đạt được.
Dĩ nhiên, bên cạnh đó vẫn là các câu hỏi lớn về việc có thể xây dựng một hệ thống chống nghiện game thực sự có hiệu quả, cho dù nó có thể khiến tất cả các nhà phát hành game tại Trung Quốc chịu đựng những tổn thất to lớn. Tất cả đều đồng ý rằng việc nghiện game là xấu, nhưng nói đến việc giải quyết nó thì mọi người lại chưa có thể thống nhất được những biện pháp hữu hiệu nhất. Đặc biệt, các nhà phát hành dù là những người liên quan trực tiếp nhưng sẽ vẫn tiếp tục do dự và né tránh thực hiện các biện pháp chống nghiện này, bởi lẽ họ sẽ ngay lập tức trở thành “kẻ địch” trong mắt giới trẻ Trung Quốc – chính là những khách hàng thân thiết của mình.