Việc Hai bị phạt khiến cộng đồng LMHT có dịp chỉ trích hệ thống xử phạt của Riot Games khi có rất nhiều trường hợp bị phạt oan dù không hề có hành vi tiêu cực trong trận.
Hai là một cái tên không còn quá xa lạ với cộng đồng fan hâm mộ Việt Nam. Huyền thoại của Cloud9 không chỉ nổi tiếng với thành tích ấn tượng trên đấu trường chuyên nghiệp, mà bản thân anh cũng là một trong những mẫu tuyển thủ nói không với scandal, cả trong lần ngoài đấu trường chuyên nghiệp.
Vậy nên mới đây, việc Hai bị Riot Games ban hành án phạt cấm chat 10 trận đã khiến nhiều game thủ không khỏi bất ngờ. Và ngay sau khi nhận án phạt từ Riot, Hai đã đăng bài trên Twitter cá nhân với thái độ rất bức xúc khi nhắc đến vấn đề này, bởi lý do khiến anh bị phạt là bởi cựu đội trưởng C9 đã lên tiếng “dạy dỗ” hai người đồng đội AFK trong một trận đấu rank.
Trong phần nội dung chat, có thể thấy Hai đã sử dụng ngôn từ tương đối bình thường, duy chỉ có một tình huống anh gõ từ “sh*t”, nhưng chỉ dùng 1 lần mà bộ lọc chat lại quyết định cấm cả 10 trận thì có vẻ hơi không đúng cho lắm.
Điều khiến anh bức xúc hơn cả là việc bản thân thì bị phạt, trong khi hai kẻ phá game kia thì lại bình an vô sự, và cộng đồng game thủ LMHT có lý do để chỉ trích Riot Games về việc những chính sách thi hành án phạt của họ đang nhắm sai đối tượng.
Có thể bạn muốn xem thêm : Riot Games nhá hàng dòng trang phục Tiệc Bể Bơi 2020
Trong LMHT hiện tại, lỗi toxic và hành vi tiêu cực là lỗi dễ bị nhận án phạt nhất, trong khi đó, những hành vi như troll, phá game, AFK lại ít bị xử lý hơn, mặc dù thực tế là có không ít trường hợp toxic xuất phát từ việc gặp phải đồng đội quá khó chịu và cố tình gây ảnh hưởng tiêu cực tới trò chơi.
Bài viết của Hai ngay lập tức nhận được khá nhiều phản hồi từ cộng đồng game thủ, trong đó có cả những streamer hoặc tên tuổi nổi tiếng như KayPea, Dominate cũng tỏ ra khá bức bối vì vấn đề này:
Việc người chơi LMHT bị phạt vì toxic nhiều hơn cả các trường hợp phá game, từ lâu đã trở thành đề tài gây tranh cãi cực kỳ gay gắt trong cộng đồng. Xét một cách khách quan thì chúng ta có thể hiểu rằng lỗi toxic là lỗi dễ phát giác và cũng dễ xử lý nhất, vậy nên việc những trường hợp “chửi bới” bị sờ gáy nhiều hơn những kẻ có hành vi vi phạm phức tạp như troll, phá game là điều có thể hiểu được.