Đội game thứ hai của Vici Gaming mang cho mình ký tự J, là chữ đầu tiên của siêu sao bóng rổ nổi tiếng ở giải NBA Jeremy Lin.
Mới đây, nhiều khán giả còn tự hỏi ký tự J của đội game thứ hai thuộc tổ chức Vici Gaming có ý nghĩa là gì, có phải là cách nói lái của từ Y – Young hay J – Jay Chou không thì mới đây, luồng tin tức về đội game này đã được xác nhận.
Theo đó, “hộ vệ” của team đang thi đấu NBA Brooklyn Nets “Jeremy Lin” đã đạt được thỏa thuận với China Digital Culture Group (CDC) và Vici Gaming rằng anh sẽ là một nhà tài trợ chính thức cho tổ chức này, cũng như được đặt làm đội trưởng danh dự cho VG.J.
Jeremy Lin là ai?
Jeremy Lin là cái tên đang nổi lên nhanh nhất trong làng thể thao, có ‘giá’ tương đương với 14 triệu USD. Cái tên Lin ‘phi thường’ giờ đây không còn xa lạ với thế giới. Ở Mỹ, Lin được xem là một hiện tượng đặc biệt, người đã khiến giải bóng rổ nhà nghề NBA trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Anh ra sân trận chính thức đầu tiên cho New York Knicks ngày 17/1 và lập tức ghi 28 điểm mang về chiến thắng cho đội nhà trước Maine Red Claws. Kể từ đó anh không dưng lại và trận cuồng phong Lisanity (Lin và insanity: chứng cuồng vì Lin) đã quét qua không chỉ New York, nước Mỹ, mà cả toàn thế giới. Sự nổi bật đó là rất khó tin, bởi lẽ đến tận năm 2010, anh mới chỉ là một tuyển thủ chơi khá cho đội đại học Harvard, vốn không phải là một đội mạnh trong làng bóng rổ đại học Mỹ, được coi là tuyến dự bị cho những đội chuyên nghiệp ở NBA.
https://youtu.be/DclXIUrvHQo
Lin có bố mẹ người Đài Loan, và khi lựa chọn màu áo trong sự nghiệp thi đấu quốc tế, anh đã chọn Đài Bắc Trung Quốc để thi đấu, chứ không phải là đội Trung Hoa đại lục, mặc dù chính phủ Trung Quốc nhiều lần mời gọi.
Thần tượng thích chơi Dota 2
Hầu hết dân Đài Loan đã xem những trận đấu của Lin mỗi tuần và không ít người chia sẻ cùng cảm xúc với bà Lin Chu (dù có lẽ là với nhiều kiến thức hơn về môn thể thao rất phổ biến này) cho người con của quê hương họ. Báo và tạp chí ở đây thường dành trang bìa khổ lớn cho những bức ảnh Lin mỗi khi anh có một trận hay, tức là rất thường xuyên. Các văn phòng im ắng vào mỗi buổi sáng nếu như Lin chơi một trận vào buổi tối ở nửa kia thế giới, khi các nhân viên đang cố gắng lắng nghe diễn biến tường thuật trên sân sao cho không bị sếp bắt gặp.
Tuy vậy, Lin có một niềm đam mê bất tận với Dota 2, và anh là được xem là một trong những đại sứ của Valve trong các chiến dịch truyền thông giải đấu ở Bắc Mỹ.
“Cứ rảnh là tôi chơi Dota 2”
Lin đã nói thế khi được hỏi về Dota 2, tại nơi mà anh vừa thể hiện màn thi đấu xuất sắc cùng đội nhà.
Anh cũng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Free To Play, với vai trò là người kể và đóng góp cho mạch chính của bộ phim. Ở Mỹ, những lời nói của Lin rất có sức nặng.
https://youtu.be/DM25HIflfqo
Xuất hiện trên bàn phân tích TI.
Đi hỏi “khách” dạo cho Valve.
Vici Gaming J
Đội game này có sự xuất hiện của cặp đôi rOtk và Fenrir, cùng carry đáng chú ý nhất 2015 Agressif. rOtk tưởng như đã giải nghệ cùng bạn bè trang lứa, nhất là trong bối cảnh anh có mùa giải không mấy thành công kể từ đầu năm đến nay và luôn là trung tâm của điều tiếng dư luận. Trong khi đó, Fenrir thì không có gì nổi bật nhưng bù lại, họ đang có Agressif, người đang làm tất cả để có thể phục hồi phong độ đỉnh cao.
Cùng với đó là hai nhân tố Hym và Nono.
Hym bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ giải ESCC 2015, giải đấu tụ họp tất cả những team tier 2 Trung Quốc, dù thiếu kinh nghiệm trận mạc vậy mà team của anh về hạng 4 chung cuộc. Sau đó, Hym được gọi thẳng vào team HGT, một việc chưa có tiền lệ tại Trung Quốc.
Còn Nono, anh được chú ý đầu tiên khi ghi tới 3928 điểm và xếp thứ hai tại CDEC Master League và sau đó được CDEC Avengers mời thi đấu vào tháng 12. 2015. Anh có phong cách đi mid khá giống với Maybe và được giới chuyên nghiệp chú ý rất nhiều.
Đội hình VG.J:
- rOtk (offlane)
- Fenrir (support)
- Agressif (carry)
- Hym (support)
- Nono (Mid)
- Jeremy Lin (đội trưởng danh dự)
Theo Godu