Trong đó, những phân tử nano sẽ tự kết nối thành một hệ thống điện và tạm biệt các dây điện chằng chịt nữa.
Các nhà khoa học từ Đại học Rice đã tìm ra cách xây nên một đường dây điện mà không cần phải chạm vào chúng, nó có thể tự kết nối giữa mạch điện và nguồn điện. Sử dụng cuộn điện Tesla để phóng ra một gradient trường điện có điện áp cao vào không khí, họ đã có thể khiến những ống nano carbon trong trường Teslaphoretic (TEP) vươn ra như một mạng điện và tự biến thành một đường dây dẫn điện.
Với một sự chính xác cao của các ống nano song song có khả năng tự lắp ghép trong trường TEP, báo cáo khoa học cho thấy Teslaphoresis có thể tự tạo thành đường dẫn điện trong một quy mô lớn hơn một cách hiệu quả.
“Trường điện có thể được sử dụng để di chuyển những vật thể nhỏ, nhưng chỉ đi được một khoảng cách rất ngắn thôi”, Paul Cherukuki, trưởng dự án nghiên cứu nói. “Nhưng với Teslaphoresis, chúng tôi có thể tăng quy mô hoạt động lên rất nhiều để có thể di chuyển vật chất từ xa”.
Qua một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra được rằng Teslaphoresis có thể tự kết hợp lại, cung cấp năng lượng cho hệ thống đèn LED, lấy điện năng từ trường điện từ lấy của cuộn điện Tesla.
Đội ngũ nghiên cứu đều có những phản ứng tích cực về những phát hiện này: “Những ống nano tự vươn ra như một hệ thống thần kinh vậy. Việc điều khiển vật chất nano rất có thể ứng dụng được vào trong y học phục hồi”.
Những nghiên cứu xa hơn sẽ được tiến hành và mong muốn của đội ngũ các nhà khoa học cũng như chúng ta, là sẽ áp dụng được công nghệ mới này trong tương lai gần, vào cả lĩnh vực mạng lưới điện và những ứng dụng nano trong y học, cùng nhiều lĩnh vực khác.