Trang chủ » Làng game Việt: Khi giá trị của sự sáng tạo luôn bị o ép

Làng game Việt: Khi giá trị của sự sáng tạo luôn bị o ép

Team XemGame | 03/08/2014 9:45

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Thực trạng môi trường hợp tác ứng xử tệ bạc về thành quả lao động cũng như mối quan hệ bất bình đẳng giữa developer với những đơn vị phân phối phần mềm đang ngày càng hiện hữu.

Nhà phát triển (developer) là những người đảm nhiệm việc thiết kế, lập trình tin học, tạo ra các sản phẩm phần mềm ứng dụng ở lĩnh vực công nghiệp nội dung số. Điều đáng nói là không mấy ai biết rằng, đa phần developer đều đang làm việc trong ngành CNTT, nhất là mảng game, lại phải chấp nhận nhiều nghịch cảnh xót lòng về doanh thu hưởng được.

Để tạo nên các sản phẩm, app di động, website… có hiệu quả chất lượng cao là việc không hề đơn giản đòi hỏi người thiết kế, lập trình phải có kiến thức vững chắc, ý thức làm việc chăm chỉ, tư duy tốt, biết làm việc theo nhóm hay ít nhất cũng phải là code phần mềm cứng tay.

Game Online XG as6d-1
Không phải sản phẩm nào cũng bay cao được như Flappy Bird.

Với giới CNTT, học để trở thành developer không quá khó, nhưng để làm một developer giá trị, sáng tạo và có thành quả thực thụ thì nhiều khi, người học phải mất cả 10 năm. “Code điên đầu mới biết thế nào là một phần mềm, nhưng code sao cho ra được phần mềm hữu hiệu còn tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó có cả may mắn. Trường hợp của Nguyễn Hà Đông là một ví dụ. Hà Đông được biết đến với Flappy Bird nhưng mấy ai biết để làm được một sản phẩm đơn giản đó trong vài ngày, anh đã mất mấy năm trời lọ mọ làm việc, code điên cuồng và đưa game lên chợ ứng dụng một cách nhẫn nại”, anh Ngọc, một developer đã nhiều năm làm việc tại FPT Software chia sẻ.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh với các developer ở làng game Việt, thậm chí mở rộng ra trong lĩnh vực CNTT – phần mềm hiện nay, không phải là đòi hỏi lao động quá nhọc nhằn. Môi trường CNTT Việt suy đến cùng vẫn còn nhiều điều mới mẻ và còn nhiều lãnh địa có thể khai thác với các developer. Thực trạng tồn tại môi trường hợp tác ứng xử tệ bạc về thành quả lao động, giữa mối quan hệ bất bình đẳng của developer với những đơn vị phân phối sản phẩm phần mềm làm ra.

Game Online XG as6d-2
Nỗi lòng của một developer.

Một developer đang làm việc tại Hà Nội cho biết thực trạng hợp tác giữa họ với các đơn vị đầu mối trung gian phân phối các sản phẩm phần mềm làm ra, là thiếu công bằng. Các developer thường gặp vấn đề ở khâu phân phối sản phẩm tới tay người dùng. Mỗi sản phẩm làm ra của họ, vì thế, nếu không thuần túy được doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế “đặt hàng” từ đầu, thì sẽ phải tìm đầu mối phân phối. Các tổ chức trung gian vì thế đã hình thành, đơn cử như Appota, đơn vị chuyên về phân phối game và ứng dụng di động với số liệu quảng bá có hơn 15 triệu thuê bao di động tại Việt Nam.

Thông qua trung gian, developer sẽ giải quyết được các phần việc tiếp thị quảng bá, thanh toán sản phẩm, hay bản địa hóa sản phẩm… Lợi thế của các đầu mối trung gian này là họ có nhiều kênh phân phối giúp cho sản phẩm đến tay người dùng, thông qua các đối tác bên thứ 3 như appstore.vn hay mạng xã hội Facebook…

Game Online XG as6d-3

Bởi thế, một nghịch cảnh đã nảy sinh là kẻ trung gian nào cũng muốn nhận được thật nhiều, thật thật nhiều, thậm chí một cách vô lý phần lợi nhuận của sản phẩm của developer có thể mang lại. Ngay cả khi những “kẻ ở tầng dưới cùng” cảm thấy phải bất mãn, phải lên tiếng, họ vẫn có những đối sách làm sao để “ăn” được nhiều nhất. Họ cho rằng việc làm trung gian là công việc cao quý, đòi hỏi phải được trả thù lao xứng đáng và hậu hĩnh, đến mức thành ngồi mát ăn bát vàng.

Một số developer chỉ ra rằng, tỉ lệ “ăn chia” với các đầu mối trung gian phân phối sản phẩm với họ là cực kỳ “áp đặt”. Có thể ví dụ, một phần mềm game di động đem lại 20 triệu đồng doanh thu, thì các nhà mạng đã hưởng 13 – 14% (trong đó cũng đã có phần hoa hồng cho nhà phân phối). Sau đó, sản phẩm lại bị trừ tiếp 10% VAT, khoảng 30% phí dịch vụ phát hành, và khoảng 20% nữa để tính vào hiệu quả phát hành. Như thế, lợi nhuận có được của developer với sản phẩm của mình, chỉ được khoảng 7 triệu đồng cho mức doanh số 20 triệu đồng. Cứ theo tỷ lệ ấy phân chia ra, người ta sẽ hiểu, các developer thực tế phải chấp nhận một sự bất công.

Game Online XG as6d-4
Tỉ lệ ăn chia và những gì developer nhận được.

“Chúng tôi còn biết làm gì, khi mà các tổ chức trung gian trong hệ thống bán hàng có quá nhiều kỹ xảo để o ép chúng tôi. Chúng tôi rất cần được bảo vệ, được quan tâm giúp đỡ, có điều ai sẽ giúp chúng tôi, khi mọi khâu, mọi khoản kinh doanh đều có người đã đứng ra đảm trách và chi phối?”, một developer Hà Nội tâm tư chia sẻ và theo anh, nỗi sầu này của các developer Việt Nam vẫn đang đeo đẳng trong tâm trí họ, ngày mỗi ngày.

Làm sao có thể phá bỏ được thực trạng ấy, để trả lại đúng giá trị sản phẩm mà các phần mềm như game di động có được ở thị trường? Phải chăng đến khi đó, người tiêu dùng mới được hưởng đúng các khoản chi phí họ đáng trả cho những sản phẩm mà họ chọn mua?

Tin liên quan

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày

Xem thêm
Bài viết chưa có tag