Trang chủ » eSports » Liên Minh Huyền Thoại » Liên Minh Huyền Thoại: “Cuộc chiến vô cực” của Tứ Đại Xạ Thủ tại MSI 2018 – Họ là ai?

Liên Minh Huyền Thoại: “Cuộc chiến vô cực” của Tứ Đại Xạ Thủ tại MSI 2018 – Họ là ai?

Team XemGame | 09/05/2018 17:11

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Mọi sự quan tâm của MSI 2018 sẽ được chuyển xuống đường dưới với sự xuất hiện của rất nhiều Xạ Thủ lẫy lừng trong làng Liên Minh Huyền Thoại thế giới.

Thông thường khi giải đấu lớn thứ 2 trong năm của Liên Minh Huyền Thoại – Mid Season Invitational – khởi tranh, hầu hết mọi người đều đổ dồn sự chú ý vào khu vực đường giữa. Kể từ khi giải đấu được thành lập cách đây 3 năm, người đi đường giữa xuất sắc nhất thế giới – Lee “Faker” Sang-hyeok – đã góp mặt tại giải đấu và tiến tới trận chung kết trong cả 3 lần giải đấu được tổ chức. Chính điều này đã khiến giai đoạn mùa xuân hàng năm trở thành cuộc đối đầu giữa 4 khu vực lớn, hay nói cụ thể hơn là cuộc đối đầu giữa Faker vs Søren “Bjergsen” Bjerg của Team SoloMid, Faker vs Luka “PerkZ” Perković của G2, hay bất cứ người đi đường giữa nào khác có khả năng để lật đổ tuyển thủ xuất sắc nhất thế giới.

MSI năm nay không có Faker…

Mặc dù vậy, MSI năm nay không có Faker. Không có Bjergsen. Và cũng không có PerkZ. Do đó có lẽ xạ thủ và cặp đôi đường dưới mới đóng vai trò chủ đạotrong giải đấu lần này.  4 khu vực lớn được lọt thẳng vào giai đoạn vòng bảng bao gồm Hàn Quốc (LCK), Trung Quốc (LPL), Bắc Mỹ (LCS NA), Châu Âu (LCS EU) đều mang đến những xạ thủ siêu sao trong khu vực của họ. Cả 4 xạ thủ này đều đã giành được những thành công nhất định trong giải quốc nội cũng như những danh hiệu cá nhân trong suốt sự nghiệp của họ, và cả 4 tuyển thủ này cũng sẽ tìm cách để kiếm thêm được một danh hiệu quốc tế vào bộ sưu tập danh hiệu mà họ đã tạo dựng nên.

…cũng như Bjergsen.

Kim “PraY” Jong-in của Kingzone, Jian “Uzi” Zi-Hao của Royal Never Give Up, Martin “Rekkles” Larsson của Fnatic và Yiliang “Doublelift” Peng sẽ chiến đấu không chỉ vì chiếc cúp vô địch MSI, mà còn vì danh hiệu xạ thủ xuất sắc nhất thế giới. Mặc dù “bộ tứ” xạ thủ này đều là những nhân tố chủ chốt giúp đưa đội tuyển của họ đến với MSI, thế nhưng chức vô địch mùa xuân cũng là chưa đủ để giúp họ có được một niềm vui trọn vẹn nếu như họ không thể có được một màn trình diễn tốt tại Đức và Pháp trong 3 tuần tới đây.

Kỳ vọng dành cho PraY: Không gì khác ngoài chức vô địch

Sau khi đã bỏ lỡ chức vô địch khá nhiều lần thì đây chính là thời điểm của PraY

Tại Châu Âu lần này, không một xạ thủ nào phải gánh chịu nhiều áp lực như PraY. Tuyển thủ kỳ cựu của Kingzone cùng với người hỗ trợ đắc lực của anh là Kang “GorillA” Beom-hyeon luôn góp mặt tại Chung Kết Thế Giới hàng năm, thế nhưng chức vô địch thế giới vẫn là một danh hiệu đang lảng tránh họ hết lần này qua lần khác. Với việc SK Telecom T1 đã bị loại khỏi cuộc chơi lần này, đồng thời Kingzone DragonX là đội tuyển Hàn Quốc duy nhất góp mặt tại giải đấu, thì chức vô địch là một thứ mà tất cả mọi người đều chờ đợi ở Kingzone – đặc biệt là sau sự thống trị của họ tại LCK mùa xuân vừa qua. Sau khi giành chức vô địch LCK mùa hè năm ngoái và sau đó bị loại khỏi CKTG bởi Samsung Galaxy, một thất bại khác trên đấu trường quốc tế sẽ không dễ dàng để có thể bào chữa.

https://youtu.be/McHJt92owrA

Đẳng cấp của PraY là không cần phải bàn cãi

Trong suốt sự nghiệp của mình, PraY đã trở thành một người đồng đội hoàn hảo, liên tục thay đổi giữa một xạ thủ hyper carry và một xạ thủ thiên về hỗ trợ cho đồng đội, tất cả đều tùy thuộc vào thứ mà đồng đội của anh cần tại thời điểm đó. Khi ROX Tigers được thành lập, chính một tay PraY với con bài Kog’maw đã giúp cho đội tuyển này được nhiều người biết đến hơn. Còn tại thời điểm này, khi Longzhu/Kingzone đang thi đấu xoay quanh người đi đường trên Kim “Khan” Dong-ha, thì PraY vẫn hoàn toàn hài lòng khi trở thành một kép phụ nhưng không kém phần quan trọng – tuyển thủ sử dụng Ashe xuất sắc nhất trên thế giới.

PraY chưa có nhiều thành tích ở các giải Quốc tế

Tại trận chung kết LCK mùa xuân với Afreeca Freecs, PraY đã khiến cho mọi người phải nhớ rằng anh vẫn là trung tâm của thế giới nếu như được gọi tên, khi sử dụng Kai’Sa trong cả 4 ván đấu và mang về danh hiệu MVP cho cá nhân mình. PraY đã từ lâu được xem là xạ thủ sở hữu phong độ ổn định nhất tại khu vực LCK nhưng lại không giành được nhiều thành công như những xạ thủ khác. Do đó, kỳ MSI lần này là một cơ hội không thể tốt hơn để PraY làm được điều đó. Nếu như PraY không thể lên ngôi vô địch tại MSI lần này, thì mọi thứ sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi hướng tới CKTG diễn ra vào tháng 10 tới đây.

Kỳ vọng dành cho Uzi: Góp mặt tại trận chung kết và có thể sẽ phải nhận một thất bại nữa trước người Hàn Quốc

Uzi đã phá bỏ được lời nguyền tại LPL, nhưng liệu anh có làm được điều đó trên đấu trường quốc tế?

Mặc dù rất khó để tranh luận xem liệu PraY và GorillA có phải cặp đôi đường dưới xuất sắc nhất tại MSI lần này hay không, thế nhưng không có một tuyển thủ nào tại giải đấu lần này có thể đem lại được niềm cảm hứng và khả năng lật ngược thế cờ như xạ thủ huyền thoại của Trung Quốc này. Sau khi thất bại tại giải quốc nội hết lần này đến lần khác, Uzi cuối cùng cũng đã phá vỡ được lời nguyền và giành được chức vô địch giải mùa xuân. Qua đó Royal Never Give Up của Uzi đã trở thành đại diện của Trung Quốc góp mặt tại MSI sau khi đánh bại cựu vương MSI EDward Gaming.

Giờ đây, khi lời nguyền đã được dỡ bỏ, MSI rất có thể sẽ là nơi mà Uzi có thể lần đầu được dâng cao chiếc cúp vô địch trong một giải đấu quốc tế. Uzi đã 2 lần thất bại trong trận chung kết của Chung Kết Thế Giới, lần đầu là khi Royal Club thua toàn diện trước SK Telecom T1 vào năm 2013, và lần tiếp theo là một thất bại trước một đội tuyển Hàn Quốc khác mang tên Samsung Galaxy White. Uzi đã có những khoảnh khắc xuất thần trên sân khấu quốc tế, nhưng mỗi khi anh ấy tiến gần được đến chức vô địch thì ngay lập tức sẽ có một gã khổng lồ Hàn Quốc xuất hiện và gạt anh sang một bên trong trận chung kết.

Uzi liệu có thể “gánh” RNG trước sức mạnh của người Hàn?

Tại MSI, kịch bản cũng có đôi chút tương tự. RNG ít nhất là nên tiến được tới bán kết, và nếu như nhà đương kim vô địch Trung Quốc có thể tiến tới trận chung kết, rất có thể Uzi sẽ một lần nữa phải thất vọng khi phía bên kia chiến tuyến là PraY và Kingzone DragonX, một gã khổng lồ khác của Hàn Quốc. Trong tình thế hiện tại của RNG, một thất bại trước Kingzone trong trận chung kết sẽ không phải là tận thế. Trái lại, nếu như đánh bại KZ và giành được chức vô địch, khi đó Uzi hoàn toàn có thể được coi là tuyển thủ số 2 trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại xếp sau Faker.

Kỳ vọng dành cho Rekkles: Tệ nhất thì cũng tới được bán kết

Rekkles-2.jpg (960×1200)
Rekkles hoàn toàn có thể giúp Fnatic tiến xa với phong độ hiện tại

Fnatic đang ở trong một tình thế khá kỳ lạ khi bước đến MSI năm nay. Người đi đường trên Paul “sOAZ” Boyer đã phải trải qua một chấn thương và không thể thi đấu. Trong quãng thời gian đó, tài năng trẻ Gabriël “Bwipo” Rau đã thay thế vị trí của tuyển thủ kỳ cựu và cũng đã thi đấu khá tốt. Tuy nhiên điểm trừ của chàng tuyển thủ trẻ này vẫn chính là kinh nghiệm thi đấu tại đấu trường quốc tế.

https://youtu.be/EoqRCjNzhq8

Rekkles đã tryhard tại rank Hàn trước thềm MSI 2018

Đối với Rekkles, những ký ức cuối cùng của người hâm mộ về anh trong một giải đấu quốc tế là khoảnh khắc mà anh đã bị sốc sau trận thua trước RNG của Uzi trong vòng tứ kết CKTG. Đó là một trong những khoảng thời gian tồi tệ nhất trong sự nghiệp của xạ thủ vĩ đại nhất châu Âu này. Quay trở lại Fnatic và LCS EU mùa xuân năm nay, Rekkles đã có một mùa giải tốt nhất trong sự nghiệp, khi anh là nhân tố chủ chốt của Fnatic trong suốt giai đoạn vòng bảng trước khi tiến vào vòng playoffs với vị thế là hạt giống số 1. Tại trận chung kết ở Đan Mạch, Rekkles đã được trao danh hiệu MVP cho những nỗ lực của anh trong suốt cả mùa giải.

Rekkles-4.jpg (1090×812)
Rekkles đã có một mùa xuân 2018 rực rỡ

Tại châu lục quê nhà, đồng thời được thi đấu ở cùng những địa điểm nơi diễn ra LCS EU,  Rekkles cần phải thi đấu một cách thực sự thoải mái khi đối đầu với những đội tuyển mạnh nhất trên thế giới. Thành công của Fnatic vẫn là một điều đang được bỏ ngỏ, nhưng với một người đi rừng trẻ tuổi và một người đi đường giữa đã trưởng thành hơn rất nhiều so với thời điểm thi đấu tại Trung Quốc năm ngoái, thì Fnatic nên thể hiện một màn trình diễn tốt hơn mong đợi. Sau khi Counter Logic Gaming và G2 Esports lọt vào 2 trận chung kết gần nhất trước khi bị đánh bại bởi SKT, việc Fnatic là đội tuyển tiếp theo lọt vào trận chung kết cũng không phải là một điều quá đỗi ngạc nhiên.

Kỳ vọng dành cho Doublelift: Đó là Bắc Mỹ nên mọi chuyện đều có thể xảy ra

Doublelift cần chứng minh được bản thân tại một giải đấu quốc tế

Ai biết được những gì mà Team Liquid sẽ thể hiện được tại MSI cơ chứ? Trong vòng playoffs, không một đội nào có thể thi đấu ngang ngửa với nhà vô địch mới của khu vực Bắc Mỹ. Đội tuyển này đã trải qua một quá trình tập luyện không ngừng nghỉ, để rồi họ đã có thể cho mọi người thấy kết quả của quá trình tập luyện đó bằng cách thống trị hoàn toàn trong vòng playoffs. Có thể nói rằng cuộc hành trình của Team Liquid trong mùa giải vừa qua là một trong những chức vô địch ấn tượng nhất trong lịch sử LCS Bắc Mỹ.

Doublelift đã chơi khá tốt ở LCS mùa Xuân 2018

Nhưng thực sự thì khu vực Bắc Mỹ mạnh đến mức nào? Những lần mà khu vực Bắc Mỹ được dự đoán rằng sẽ thi đấu tốt tại MSI – chẳng hạn như TSM trong năm ngoái – thì họ lại phải chật vật trong giai đoạn vòng bảng và thậm chí còn không thể góp mặt trong vòng loại trực tiếp. Ngược lại, khi chẳng ai mong đợi điều gì từ CLG của năm 2016 sau khi họ đánh bại TSM để tiến tới MSI, thì đội tuyển này lại có màn trình diễn trên đấu trường quốc tế xuất sắc nhất trong lịch sử khu vực Bắc Mỹ, khi họ đã tiến thẳng tới trận chung kết của giải đấu.

Không giống như những xạ thủ siêu sao khác, những người luôn cạnh tranh danh hiệu xuất sắc nhất trên thế giới, Doublelift lại thường không có những màn trình diễn ổn tại sân chơi quốc tế. Chắc chắn rằng PraYUzivà Rekkles chưa từng vô địch MSI hay CKTG, thế nhưng họ đã có được những giây phút vinh quang. PraY đã có mặt trong trận chung kết, và con số đó là 2 đối với Uzi. Rekkles và Fnatic 2015 đã lọt tới trận bán kết và vẫn được xem là đội hình xuất sắc nhất mọi thời đại của phương Tây. Còn về Doublelift, khoảnh khắc chúng ta nhớ nhất về anh là lần Lucian bị hạ gục bởi Samsung Galaxy 2 năm về trước, đồng thời anh cũng không thể vượt qua được giai đoạn vòng bảng của CKTG trong 3 lần tham dự gần đây nhất. Chính vì vậy, Doublelift chí ít là phải tiến được tới vòng loại trực tiếp và chấm dứt chuỗi thành tích tệ hại trên đấu trường quốc tế của anh trong những năm vừa qua.

Team Liquid hoàn toàn có khả năng tiến được đến trận chung kết giống như RNG hay Fnatic. Nhưng như mọi khi, Bắc Mỹ là một khu vực mà tiềm năng không thể nói lên bất cứ điều gì, chỉ có kết quả mới là điều quan trọng. Còn đối với riêng Doublelift, anh cần phải đạt được một thành tích khả quan tại MSI nếu như muốn chứng minh rằng “everyone else is trash“.

Theo ESPN

>>Tham gia cộng đồng yêu Liên Minh Huyền Thoại tại đây

Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại

▪ Đánh giá: 7.5 sao (2809 lượt)

▪ HĐH: PC

▪ Thể loại: MOBA

▪ Nhà phát hành: VNG

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày