SKT T1 K tiếp tục trở thành nạn nhân của lời nguyền vòng chung kết Liên Minh Huyền Thoại thế giới.
Kể từ khi vòng chung kết Liên Minh Huyền Thoại thế giới xuất hiện, một lời nguyền đã được đưa ra cho từng vô địch của mùa giải. Trong Season 2, nhà vô địch Fnatic rơi vào quên lãng, không thể duy trì sự thống trị mà họ đã từng có như năm trước. Và sau khi vô địch Season 3, Taipei Assassin đã bị tê liệt bởi những thay đổi đội hình và thay đổi trong quản lý để rồi không thể hiện được điều gì ở chung kết mùa 3. Và tiếp theo, SKT T1 K là nạn nhân của lời nguyền này.
1. Những bước khởi đầu
Có một điều chắc chắn rằng: “ Sẽ không có một đội nào hòa nhập với Liên Minh Huyền Thoại nhanh như SKT T1 K”. Xuất hiện lần đầu tiên ở OGN mùa xuân năm 2013 với cái tên SKT T1 #2, ban huấn luyện và quản lý đã gây dựng nên một Team gồm những thành viên có thứ hạng cao ở chế độ solo Queue như Faker và Piglet. Hai thành viên này được coi là những tài năng triển vọng trong nền E-sport Hàn Quốc.
Những ngày mới thành lập dưới tên SKT T1 #2.
SK Telecom T1 làm nên lịch sử bằng lần đầu tiên giành chức vô địch chỉ sáu tháng sau khi thành lập. Ở vòng loại vòng chung kết thế giới, việc giành chiếc vé cuối cùng để tham gia chung kết thế giới mùa 3, T1 K đã phải đối đầu với rất nhiều thử thách ở các vòng. Và cuối cùng T1K khẳng định sự thống trị với việc giành 3 trận thắng và chỉ để thua 1 trận, bác bỏ tất cả nghi ngờ về sức mạnh của họ.
2. Những thành tích liên tiếp đến
Chung kết mùa 3 diễn ra ở Los Angeles quy tụ 16 đội tinh túy nhất từ các khu vực Bắc Mĩ, Châu Âu, Hàn Quốc, Garena và Trung Quốc. Ở một bảng tương đối dễ dàng cùng 3 đội khác là LemonDogs, Team SoloMid và GamingGearEU, điều bất ngờ nhất là SKT kết thúc vòng bảng với vị trí nhất bảng A, trong đó là cả 2 chiến thắng vô cùng thuyết phục trước ông lớn TSM.
Bước vào vòng Knockout, SKT thắng dễ dàng 2-0 trước Gamania Bear và gặp Najin Black Sword ở bán kết. Đây là trở ngại lớn nhất của SKT ở giải thi đấu năm nay. Họ thắng với tỉ số 3-2 để cuối cùng lên ngôi vô địch sau khi có chiến thắng 3-0 trước Royal Club. Không dừng ở đó, SKT còn bất bại ở giải đấu quốc nội trọng thời gian dài cùng chức vô địch OGN mùa đông 2013. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng ở đó, SKT bước vào thời gian sa sút cho đến nay.
Thành công đến rất sớm với SKT.
3. Đế chế sụp đổ
Trong một khoảng thời gian không nhỏ SKT T1 K phải sử dụng đội hình thiếu vắng người chơi hỗ trợ PoorManDu vì lí do sức khỏe. Mặc dù Casper có hiệu suất thi đấu khá cao, tuy nhiên T1 K thường có những quyết định sai lầm và di chuyển không hợp lí.
Đến OGN mùa xuân, PoorManDu đã trở lại thi đấu. Các fan hâm mộ thay vì hy vọng bằng những tâm trạng chán nản khi chứng kiến đội mình yêu thích thi đấu một cách cẩu thả và thường xuyên mắc lỗi của các thành viên trong đội, đặc biệt là PoorManDu và thành viên đi rừng Bengi. Thua 1-3 trước Samsung Ozone (nay là White) , SKT kết thúc giải đấu với vị trí tệ nhất từ trước tới giờ khi ở khung thứ hạng từ 5-8.
Khuôn mặt buồn bã của Bengi – Người chơi lỗi nhất của SKT T1 K.
OGN mùa hè là cơ hội cuối cùng cho T1 K đảm bảo suất tham dự chung kết mùa 4. Thật không may cho họ khi vòng tứ kết phải đụng độ đối thủ kị dơ Samsung White. Lại một lần nữa thất bại 1-3, SKT bị đẩy xuống vị trí thứ 3 ở chế độ tính điểm của Hàn Quốc và phải thi đấu Play-off.
Trận Play-off để giành suất thứ 2 tham dự chung kết mùa 4 diễn ra giữa T1 K và White. T1 K tỏ ra bất lực trước những tình huống bắt bài và vô hiệu hóa tất cả các vị trí của đối thủ. Bengi đánh cực yếu trong cả 3 trận của T1 K. Chiến thắng 3-0 cho White là kết quả hợp lí cho những gì 2 đội đã thể hiện.
Nhưng thất vọng nhất không phải là trận đấu với Samsung White mà là trận đấu với Najin White Shield. Bộ mặt bạc nhược, sự phối hợp lệch lạc, thiếu gắn kết, tất cả các thành viên hầu như ai cũng mắc lỗi. Thua 1-3, SKT T1 K ngậm ngùi theo dõi chung kết mùa 4 qua màn ảnh nhỏ.
SKT T1 K lại thua trước Samsung White ở vòng Play-off.
4. Nguyên nhân thất bại
Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra nhưng sau đây là 3 lí do thiết thực nhất minh chứng sự sa sút của SKT T1 K.
– Phong độ của tất cả các thành viên đều rơi ở điểm thậm tệ.
Sau một mùa giải thăng hoa, SKT T1 có những tháng ngày không yên đẹp ở giải quốc nội của mình. Chúng ta có thể thấy rằng tất cả các thành viên đều chơi dưới khả năng của mình rất nhiều. Ngoại trừ Faker ít mắc lỗi nhất, các thành viên còn lại thường xuyên mắc lỗi vị trí khiến đội hình SKT thường xuyên bị chia cắt bởi 2 tuyến. Tận dụng lợi thế này, đối phương thường tổ chức bắt lẻ hoặc ép góc đội hình của SKT.
– Lối chơi đã bị bắt bài.
Đây cũng là lí do không hề nhỏ khiến SKT không phát huy được sở trường của mình. Việc nghiên cứu khá kĩ cách di chuyển của từng thành viên bên SKT, các đối thủ của họ thường xuyên có những pha “Counter Gank”. Những bước di chuyển trong chiến thuật của đối thủ thường đi trước 1 bước.
Vì vậy, dù có kém về kĩ năng, họ vẫn có thể có những lợi thế cho mình. Điển hình như trận T1 K và White ở Play-off, Dandy thường xuyên có những bước di chuyển khống chế Bengi đến tận răng. Pha First Blood khi Jayce của Pawn trước Talon của Faker đã chứng minh điều đó.
Faker đã bị bắt bài rất nhiều từ khi anh nổi lên.
– Khả năng giao tranh của SKT đã kém đi rất nhiều.
Và đây cũng là vấn đề cần cân nhắc của SKT sau mùa hè này. Chứng kiến SKT thi đấu, các khán giả không khó để nhìn ra từng pha di chuyển lỗi, những kĩ năng định hướng không chuẩn xác của SKT, đặc biệt là các chiêu cuối. SKT tự bóp mình rất nhiều ở các tình huống giao tranh tổng. Họ thường xuyên Call sai lầm vầ tự thua trong các trận đấu quan trọng.
Những kĩ năng của SKT thiếu đi độ chuẩn xác.
5. Liệu chúng ta còn được thấy SKT T1 K trở lại?
Ở tất cả các nơi trên thế giới, số lượng Fan SKT là vô cùng đông đảo. Hầu như mọi người đều biết anh chàng Faker và đa số yêu thích SKT vì sự có mặt của anh chàng này. Tất nhiên, ai cũng muốn SKT cống hiến một lối chơi đẹp mắt. Dù thua cũng không sao, nhưng thua một cách ngẩng cao đầu là vấn đề khác. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ được chứng kiến SKT trở lại với vị thế của một ông lớn ở Hàn Quốc cũng như trên thế giới.
Liệu hình ảnh này có còn được xuất hiện một lần nữa.