Trong một bài phỏng vấn với Sports Chosun, Lee “Faker” Sang-hyeok từng nói rằng anh muốn mình thay đổi hình ảnh của game thủ trong mắt cộng đồng.
“Có vài nhận định tiêu cực về nghề game thủ, và tôi nghĩ mình có nghĩa vụ phải chỉnh sửa điều đó lại”
Trong một số cuộc phỏng vấn với KBS 6 tháng trước, Faker cũng từng nhắc đến “biến eSports trở thành một môn thể thao lành mạnh“.
Nghề game thủ chuyên nghiệp thường thu hút nhiều sự chú ý không tốt tại Hàn Quốc, và Faker là một trong số ít những người có thể nói lên xu hướng này, và khao khát sửa chữa nó. Và anh ấy là người hoàn hảo nhất để có thể làm được điều đó.
Faker đã bị thử thách về nhiều mặt trong nghề game thủ chuyên nghiệp và anh đã trưởng thành hoàn toàn thông qua những điều đó, thâm chí còn sử dụng hình ảnh của mình để quảng cáo cho một môi trường lành mạnh và chuyên nghiệp.
Khi SKT lần đầu lấy được danh hiệu vô địch LCK mùa Đông 2014, được hỏi là sẽ làm gì với số tiền kiếm được, Faker trả lời :
“Tôi sẽ để dành tiền lại phòng khi mình quyết định nghỉ thi đấu chuyên nghiệp”
Một cậu thanh niên 18 tuổi nói về việc để dành tiền cho khi nghỉ thi đấu chuyên nghiệp đã thật sự làm cho người hâm mộ ngạc nhiên và kinh ngạc bởi sự trưởng thành vượt tuổi của mình.
Trong một bài phỏng vấn khác nữa, Faker từng nói rằng anh cảm thấy hãnh diện với những gì mình đã đạt được, nhưng cách anh sống không thay đổi gì cả.
“Tôi không tiêu xài hơn 10.000 won (8$) một tháng. Khi còn nhỏ, gia đình của tôi rất khó khăn, nên việc tiêu xài tiết kiệm bây giờ không gây bất kì sự khác biệt gì. Tôi cũng không thật sự cần thứ gì cả, nên tôi để lại tất cả tiền thưởng và lương cho cha của mình.
Một trong những nhân tố khác là do tôi quá chú ý vào việc luyện tập, nên không có thời gian chi xài gì cả. Tôi không cần đồ ăn vặt hay quần áo, cũng chả có bạn gái, nên mọi thứ đều tối giản lại. Ước mơ của tôi là kiếm đủ tiền để mua một căn hộ cho gia đình của mình.”
Faker thường tránh giới truyền thông bởi vì sự cẩn thận của mình. Những người trẻ tuổi hay nói những điều ngu ngốc hoặc thiếu cân nhắc, Faker hiểu rõ điều đó.
“Tôi thường tránh giới truyền thông để không lỡ lời hay hành động. eSports là một môn thể thao trí tuệ như cờ vua hay cờ vây, nhưng nó thường bị xem nhẹ hơn bởi cộng đồng. Vì vậy tôi hi vọng những game thủ chuyên nghiệp eSports có thể thay đổi nhận định này”
Tháng tư vừa rồi, Faker đã đeo một kỉ niệm chương những nạn nhân của vụ chìm phà Sewol, đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm học sinh trung học, trong phòng thi đấu ở LCK. Ở một cuộc phỏng vấn sau đó, Faker nói rằng đó là “quà từ người hâm mộ”. Để kỉ niệm 2 năm thảm kịch đó.
Hình ảnh của Faker trong mắt người hâm mộ lúc nào cũng cực kì tích cực, và hành động trên nhắc nhở mọi người rằng, những game thủ chuyên nghiệp không chỉ là những người chỉ biết cắm đầu vào máy tính mà không quan tâm đến chuyên xảy ra ở thế giới thực. Việc Faker kỉ niệm về sự kiện trên đã tác động đến cộng đồng Hàn Quốc có cái nhìn khác về nghề game thủ.
Faker là một game thủ vĩ đại, luôn có sự kì vọng đặt lên mình, và anh hiểu điều đó. Khi Faker nói sẽ cố gắng cải thiện hình ảnh của game thủ chuyên nghiệp, anh ấy thật sự muốn điều đó.