Một lần nữa, Riot Games lại ra mắt dự án làm lại một vị tướng khác trong số 130 vị tướng của mình nhằm làm mới lại tựa game 7 năm tuổi này.
Được đánh giá là một trong những dự án khó ăn nhất Liên Minh Huyền Thoại bởi những câu truyện được truyền miệng trước đây về Taric. Về ngoại hình “nửa nạc nữa mỡ” lẫn những câu truyện “trào phúng” về một tình yêu giữa anh và.. Ezreal khiến không ít kỹ sư Riot phải lắc đầu ngao ngán, hy vọng lần làm lại Taric sẽ thành công, không để lại bất kỳ “di căn” nào về sau.
Thế nhưng vào sáng nay, sau khi ngoại hình chính chủ của Taric được Riot Games giới thiệu kèm câu chuyện tranh ngắn “The Ascent” thì bên cạnh những ý kiến tích cực về việc chất nam nhi đã quay trở lại với đúng con người Taric. Thì có không ít những bình luận cho rằng, một lần nữa Riot Games lại có biện pháp “copy” hình tượng từ một nhân vật khác. Nhưng không may rằng, lần này đây lại là một nhân vật kiếm hiệp khá nổi tiếng đã và đang làm mưa làm gió nhiều năm nay – Nhiếp Phong.
Nói sơ về Nhiếp Phong, đó là một trong 2 nhân vật chính thuộc bộ truyện tranh “Phong Vân” – và tất nhiên được chuyển thể từ truyện chữ kiếm hiệp Trung Quốc. Với biệt danh Phong Trung Chi Thần, thân pháp lẫn sức mạnh của Nhiếp Phong được được ví nhanh như một cơn gió, mạnh như một cơn bão! Có thể nói, đây là một nhân vật khá nổi tiếng đối với các game thủ mê kiếm hiệp nói chung và Việt Nam nói riêng. Thật không may rằng, Riot Games đa quên mất điều đó, nên ngoại hình của Taric được làm lại mang dáng vẻ của Nhiếp Phong tới…. 90% theo đánh giá của nhiều game thủ hiện nay khi chỉ vừa mới nhìn sơ về Taric.
Nhớ lại một bình luận của một game thủ Việt cách đây không lâu khi nghe về việc Tencent thâu tóm lại Riot Games vào giai đoạn tiền mùa giải không khiến game thủ rùng minh “Sẽ và chuẩn bị ra hàng loạt tướng liên quan đến sử thi Trung Quốc, ít nhất là 2-3 vị tướng trong năm 2016”. Liệu đây có phải la sự thật? Khi mà các kỹ sư Riot Games có thể không hề bị Tencent ép buộc phải thiết kế tướng cho người Trung Quốc – nhưng vì “phép tắc” – cũng nên kính lễ, nhân nhượng đôi ba phần.
Điển hình là chỉ sau khi Tencent tuyên bố góp vốn vào Riot Games năm 2012, nhóm các trang phục “Warring Kingdoms” – Tại Việt Nam là nhóm trang phục sử thi Trung Quốc như Jarvan IV Lữ Bố, Tryndamere Quan Vũ, Xin Zhao Triệu Tử Long (Nidalee và Katarina Loạn Thế Anh Hùng thật ra cũng là nhóm trang phục “Warring Kingdoms” nhưng không được dịch đúng nghĩa tại Việt Nam) – cũng được Riot Games ra mắt hàng loạt vào năm 2013 – 2014 – 2015.. Có thể nói rằng, Riot Games mặc dù không bị ép buộc, nhưng vẫn cố gắng làm vui lòng Tencent và thị trường người Trung Quốc với những bộ skin “đặc biệt” này.
Liệu Taric mới của chúng ta có nằm trong cái kế hoạch “Kiếm hiệp hoá” tựa game Liên Minh Huyền Thoại hay không? Có lẽ chúng ta nên tiếp tục theo dõi tiếp trong thời gian tới mà thôi…
[poll id=”518″]