Hãy cùng đến với bí kíp để bạn làm chủ đường giữa tốt hơn cùng Dopa.
Chắc tôi cũng không cần phải giới thiệu nhiều hơn về Dopa phải không, cùng bước vào bài luôn thôi.
Những lựa chọn điểm bổ trợ của Dopa
Hầu hết các tướng đều dùng bảng bổ trợ 12/18/0 :
Cuồng Bạo
- Ma thuật > Nộ
Nộ chỉ dùng cho Xạ Thủ đi mid, kiểu như Ezreal hay Lucian, đừng dùng cho Fizz hay Azir nhé. Mặc dù trên lí thuyết có vẻ phù hợp, nhưng tốt nhất là hãy lấy ngọc tăng tốc đánh, hiệu quả hơn nhiều.
Ở chiều hướng ngược lại thì Ma Thuật tăng sát thương của tất cả các chiêu thức dù là AD/AP, nên thích hơp cho những vị tướng đi mid hơn.
- Nuốt Chửng > Gươm Hai Lưỡi > Công Kích Điểm yếu
Không được lấy Công Kích Điểm Yếu vì nó không giúp ít tí nào cho giai đoạn đi đường. Gươm Hai Lưỡi thì tốt cho cả khâu đi đường và giao tranh, trong khi Nuốt Chửng thì để trụ đường.
Trước khi bạn b về lần đầu tiên, điểm bổ trợ ảnh hưởng nhiều nhất chính là Nuốt Chửng, nên hãy chọn nó. Trong 50 game từng chơi, Dopa đã làm 1 phép tính.
Lần b về trung bình là khoảng 5:20. Và thường bạn sẽ mất >20 máu khoảng 1:50. Nếu đúng theo lịch trình quay về vào 5:20 thì Nuốt Chửng đã kích hoạt 6 lần và mang về cho bạn 120 máu – một con số không nhỏ chút nào.
Gươm Hai Lưỡi cho bạn nhiều sát thương hơn nhưng nếu gặp phải những tên chuyên áp sát và có khả năng đấu tay đôi mạnh kiểu Irelia, Kha’Zix hay Elise. Bạn thường thấy máu mình tụt rất nhanh khi trao đổi với chúng.
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, ví dụ như khi cần dọn lính nhanh. Thì những tướng như Ahri hay Fizz ở cấp 9 và Quỷ Thư bạn có thể “Phồng Tôm” tướng địch ngay lập tức nhờ lượng sát thương thêm từ Gươm Hai Lưỡi
- Hấp Huyết > Tài Năng Thiên Bẩm
Dopa cho rằng trong khi chỉ số AD và AP có thể cải thiện bằng trang bị thì hút máu/hút máu phép hiếm hơn nhiều. Dopa còn cho biết thêm rằng do lính trên đường không có chỉ số phòng ngự, nên bạn sẽ hút được kha khá máu từ chúng.
Khả năng trụ đường được đánh giá hơn hẳn sát thương và càng về cuối trận, chúng càng lớn vì tính theo % sát thương trong khi Tài Năng Thiên Bẩm chỉ cho AD/AP cố định.
Có một số ngoại lệ với những tướng hưởng lợi từ cả AD và AP như Fizz, Twisted Fate Viktor…. thì bạn có thể lấy 4 điểm Tài Năng Thiên Bẩm và 1 Hấp Huyết. Chỉ lấy cả 5 điểm Tài Năng Thiên Bẩm nếu bạn có hồi máu từ kĩ năng của chính mình hay lên trang bị phòng thủ trước.
- Kẻ Đàn Áp = Thợ Săn Tiền Thưởng (tuỳ vào tướng bạn sử dụng hay sở thích cá nhân)
Kẻ Đàn Áp với những tướng có hiệu ứng khống chế dễ dùng như Azir (Q+W luôn làm chậm)
Thợ Săn Tiền Thưởng với những tướng ít hoặc không hiệu ứng khống chế (Viktor, vì ít khi nào kẻ địch chịu choáng từ W)
Khéo Léo
- Tàn Bạo > Lãng Khách
Dopa cho rằng với việc tiêu diệt lính nhanh hơn, bạn có thể đẩy nhanh vào trụ đối phương rồi rảnh rang với những ý đồ chiến thuật khác. Lãng Khách cũng không hiệu quả lắm với đường giữa.
- Đam Mê Cổ Ngữ = Hành Nang Bí Mật = Thích Khách
Chúng đều có công dụng riêng của mình. Nhưng Dopa thì thích Thích Khách hơn
- Tàn Nhẫn > Thiền Định
Một lần nữa, sát thương quan trọng hơn mana. Tuy nhiên nếu bạn thiếu năng lượng thì Thiền Định cũng không phải là lựa chọn tồi
- Trò Chơi Nguy Hiểm > Đạo Tặc
Đạo Tặc chỉ dành cho Hỗ Trợ và Gangplank
- Chuẩn Xác > Thông Tuệ
5% hồi chiêu thêm không thật quan trọng lắm khi bạn đi đường. Tuy nhiên với những pháp sư có sát thương to sẵn rồi, có thể suy nghĩ để chọn Thông Tuệ, trong trường hợp này, Dopa dẫn ví dụ ra Veigar.
- Ý Chỉ Thần Sấm > tất cả
Sát thương tức thì rất quan trọng, nhưng Dopa gợi ý rằng Ryze thì nên dùng Xung Kích Bão Tố. Một số tướng khác cũng như thế là Aurelion, Diana….
Một số trường hợp khác :
- Dùng bảng 18/12/0 với Tia Chớp Xuyên Thấu và Lửa Tử Thần cho tướng có khả năng cấu máu như Malzahar, Vladimir, Swain, Varus, Jayce. Tuy nhiên Dopa cho rằng Xung Kích Bão Tố thích hợp hơn cho Vaus và Jayce
- 18/0/12 > 18/12/0 bởi vì ngoại trừ Ý Chỉ Thần Sấm và Chuẩn Xác, các điểm còn lại ở nhánh Khéo Léo khá là phế.
- Về cuối trận thì các điểm bên Kiên Định vẫn hơn Khéo Léo nên nếu bạn không phải dạng cấu máu, cứ lấy 12 điểm bên Kiên Định
- Vladimir cũng có thể dùng điểm then chốt Chiến Đấu Lão Luyện.