Vậy là Bard – Ông bụt vũ trụ – đã được ra mắt vào sáng sớm hôm nay tại Server Việt Nam. Chúng ta hãy cùng đánh giá xem, sức mạnh cũng như hướng đi hợp lý nhất của Bard cùng Xemgame.com
Đối với Bard, lối chơi đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến đó là hỗ trợ. Tuy nhiên tướng hỗ trợ cũng có 2 nhánh đó là hỗ trợ đỡ đòn và hỗ trợ buff. Nếu như những vị tướng như Alistar, Braum hoặc Leona lại sở hữu khả năng của một vị tướng đỡ đòn, tanky bảo vệ xạ thủ khỏi các sát thương và gây ra nhũng chiêu thức dạng “CC” khi giao tranh. Thì những vị tướng như Soraka, Nami lại mang dáng vẻ của một vị tướng yếu ớt chỉ có khả năng đứng sau Xạ thủ để buff máu, sát thương cho họ. Tuy nhiên lần này, có vẻ Riot đã cân bằng được 2 dạng tướng hỗ trợ đó vào 1 tướng duy nhất, chính là Bard.
Bard thoạt nhìn nội tại, chúng ta sẽ nghĩ ngay đén một vị tướng cũng không khác mấy chính là Thresh. Cái giống ở đây không phải là chiêu thức hoặc cách thức sử dụng, mà đó chính là cái chất tướng. Cả 2 đều là tướng về late, tức là game càng lâu, họ càng mạnh. Thresh không hề lên sát thương nhưng tại sao hắn ta càng lúc càng đánh thấm ở những phút 30-40 của hiệp đấu? Chính là những nội tại thu giữ những vong hồn, và Bard cũng có nội tại na ná thế khi thu lượm những chiếc chuông cổ đại xuất hiện ở khắp bản đồ. Nhờ những chiếc chuông đó, Bard có thể gia tăng thêm sát thương từ những đòn đánh có Meeps – một loại tinh linh khác xuất hiện mỗi vài giây. Bard càng thu lượm nhiều chuông, sát thương càng thấm và tốc độ triệu hồi Meeps càng nhanh. Chưa kể đó là chuông cổ đại cũng trao cho Bard kinh nghiệm khi lượm được. Cũng là “thứ” đầu tiên xuất hiện trong Liên Minh Huyền Thoại có khả năng trao kinh nghiệm cho tướng.
Tuy nhiên có một điểm khác biệt ở đây khi việc ở lại lane thu thập linh hồn đối với Thresh là chuyện cỏn con phụ thuộc vào xạ thủ. Thì Bard khi ở lại lane lại là một vấn đề do những chiếc chuông không xuất hiện cố định mà nằm xung quanh khu vực có Bard, điều đó khiến Bard trở thành một vị tướng Support duy nhất không thể trụ lane mãi cùng Xạ thủ mà buộc phải đi lượm chuông – một việc khá nguy hiểm có thể gây mất cân bằng ở lane Bot. Còn nếu không lượm chuông? Bard dễ dàng bị phụ thuộc vào đồng đội hoặc nói nặng hơn, Bard vô cùng phế trong combat về late.
Bỏ qua vấn đề lượm chuông, nếu nhìn lại bộ chiêu thức của Bard, chúng ta có thể dễ dàng xem xét Bard khá tuyệt hảo với khả năng choáng – làm chậm với chiêu Mắt xích không gian, chưa kể đó là việc sử dụng Điện An Lạc cho Xạ thủ hồi máu – mặc dù nó hơi tốn, tận 100 Mana vào đầu game – nhưng khá đáng giá vì với Điện An Lạc, bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích ở dưới lane Bot. Bạn có thể sử dụng hồi máu cho Xạ thủ với một lượng lớn máu tới mức ngang ngửa Soraka về late. Hoặc thậm chí sử dụng nó làm mắt. Thật ra nó không tạo tầm nhìn, nhưng nó sẽ biến mất khi bị dẫm vào, bạn có thể thấy nó còn tồn tại hay không để kiểm tra bụi khi có đối phương di chuyển vào. Tuy nhiên sở thích của mình là troll đối thủ với Hành trình kỳ diệu khi đây là chiêu thức giúp đồng đội vượt qua một khoảng cách lớn địa hình để chạy trốn hoặc tấn công khi cần thiết. Chưa kể là Ultimate “Đồng hồ cát phiên bản 2.0” cũng quá hữu dụng khi cần thiết.
Quay trở lại với chuông cổ đại – nội tại của Bard. Nếu bạn là Support và cầm Bard, bạn phải suy nghĩ thấu đáo giữa việc ở lại lane với xạ thủ hoặc đi lượm chuông. Giả sử đang lượm chuông mà xạ thủ chết – bạn sẽ thành tội đồ. Điều đó khiến mình suy nghĩ khá nhiều và quyết định thử mang Bard đi Jungle. Mặc dù trước đó nhiều người đánh giá Bard chỉ có duy nhất 1 chiêu gây sát thương khiến việc đi rừng của Bard vào đầu game cứ như ác mộng thì cũng đúng. Bard nếu xét theo lối đi rừng, ông là một vị tướng “ăn cỏ” khi đầu game cực yếu. Tuy nhiên có những thứ làm mình đánh giá Bard sẽ thành công nếu theo lối đi rừng:
- Dễ dàng gia tăng sát thương với Meeps khi liên tục được lượm chuông
- Có thể thoải mái sử dụng Điện An Lạc để hồi máu cho cả 3 lane hoặc dùng để kiểm tra cửa rừng. Nên nhớ Điện An Lạc không có thời gian sử dụng và có thể đặt tối đa đến 3 cái.
- Dễ dàng băng rừng nhanh với “Hành Trình Kỳ Diệu” và có khả năng chống các loại tướng rừng “ăn thịt” như Lee Sin, Jarvan IV với choáng, làm chậm.
- Có thể Cover cho 3 lane tốt với Ultimate khá xa, nên nhắc các bạn nhớ, Ultimate của Bard có bán kính bằng 1/2 bán kính Ultimate Ziggs và tầm ảnh hưởng cũng bằng 1 nữa.
- Gank khá tốt với “Hành Trình Kỳ Diệu”. Chuẩn quá rồi.
Dù gì Bard cũng là một vị tướng mới và Riot cũng đã hướng người chơi theo hướng hỗ trợ. Tuy nhiên không ai cấm người chơi thử nghiệm những lối lên “dị” nhưng thành công hơn như Veigar Support, Nidalee Jungler. Tuy nhiên dù gì khi test cũng nên cẩn thận đừng feed quá nhé.
[poll id=”214″]