Trang chủ » eSports » Liên Minh Huyền Thoại » LMHT: Riot Games công bố 20 game thủ có màn trình diễn ấn tượng nhất tại CKTG 2018 – Zeros góp mặt!

LMHT: Riot Games công bố 20 game thủ có màn trình diễn ấn tượng nhất tại CKTG 2018 – Zeros góp mặt!

Team XemGame | 27/10/2018 14:08

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Mặc dù không thể hiện được nhiều như kỳ vọng nhưng Zeros cũng xuất sắc góp mặt trong danh sách này.

Chung kết thế giới đã diễn ra không đúng như mong đợi của nhiều người, do đó giờ là lúc chúng ta hãy cùng điểm lại những tuyển thủ đã khiến cho giải đấu năm nay chứa đựng rất nhiều bất ngờ.

https://www.youtube.com/watch?v=nmBTcd4hhnU

Bạn không thể luôn luôn đúng (trong trường hợp của CKTG 2018 thì là đôi khi), thế nhưng bao trùm suốt giải đấu lần này thì những đánh giá sai lầm của chúng ta lại là điều khiến giải đấu trở nên vô cùng hấp dẫn. Tham vọng của các tuyển thủ là rất lớn, và chính điều đó đã làm nên sự khác biệt. Sau khi kết quả của vòng Tứ Kết tạm lắng xuống, giờ là lúc chúng ta giành sự chú ý tới những cá nhân đã làm nên sự khác biệt đó.

Với những màn trình diễn mà LCK đã thể hiện tại các kỳ CKTG trước, việc chứng kiến tới 2 đội tuyển Châu Âu, 1 đội Bắc Mỹ và 1 đội Trung Quốc góp mặt tại Bán Kết thực sự đã khiến cho người ta phải bất ngờ. Mỗi đội tuyển tại Chung Kết Thế Giới năm nay đều đã để lại được dấu ấn dù chỉ là nhỏ nhất, và để họ có thể làm được điều đó thì không thể nào thiếu đi những thành viên chủ chốt trong đội hình của họ được.

Để tạo ra được danh sách này, LOL Esports đã xem xét kỹ năng cá nhân của các tuyển, những quyết định mà họ đưa ra, tính ổn định và tầm ảnh hưởng của họ đến sự thành công mà các đội tuyển đó có được. Cũng chính vì lý do đó nên 4 tuyển thủ đứng đầu danh sách sẽ là đại diện của 4 đội tuyển góp mặt tại vòng Bán Kết. Các đội tuyển tại vòng khởi động sẽ không được liệt kê trong danh sách này. Và dưới đây là sách top 20 tuyển thủ để lại nhiều ấn tượng nhất tính đến thời điểm hiện tại của giải đấu.

Với ít chiến thắng nhất so với những tuyển thủ còn lại trong danh sách này, Phạm “Zeros” Minh Lộc của Phong Vũ Buffalo có lẽ là lựa chọn gây nhiều tranh cãi nhất. Nhưng anh ấy đã có những màn trình diễn ấn tượng trong giai đoạn đi đường trước 2 tuyển thủ đi đường trên hàng đầu trong giải đấu. Trận đấu của PVB trước Flash Wolves đánh dấu một màn trình diễn nổi bật của Zeros với vị tướng Aatrox, chính điều đó đã cho phép G2 có thể được thi đấu trận tie-break. Ngoài ra áp lực của anh cùng với người đi rừng Hoàng “Meliodas” Tiến Nhật suýt chút nữa đã khiến cho cuộc hành trình của G2 tại giải đấu năm nay sớm kết thúc. Tại mỗi giải đấu quốc tế, một đội tuyển của Việt Nam sẽ sở hữu ít nhất một cái tên khiến chúng ta khó có thể quên, và tại CKTG này, Zeros sẽ còn được nhiều người nhớ đến sau khi giải đấu khép lại.

Tại thời điểm này, sự hiện diện của Yiliang “Doublelift” Peng trong danh sách này gần như là một trò đùa. Anh ấy luôn góp mặt trong mọi năm, và mỗi năm, anh ấy lại rời khỏi giải đấu và bỏ lại những kỳ vọng của người hâm mộ đằng sau lưng. Thế nhưng trong năm nay, sự hiện diện của anh là hoàn toàn hợp lý. Các vấn đề của Team Liquid bắt nguồn từ lối chơi chung của họ, và chính điều đó đã không thể cho phép Doubleliftcó thể chọn được những vị trí tốt trong giao tranh. Mặc dù vậy, với mỗi chiến thắng mà TL có được đều là do công của Doublelift. Sự ổn định của anh chính là điều đã giúp anh có tên trong danh sách những tuyển thủ ấn tượng nhất trong giải đấu năm nay.

Bất kỳ người hâm mộ nào của Team Vitality đều sẽ nói với bạn rằng quân bài Syndra trong tay Daniele “Jiizuke” di Mauro là vô cùng khó chịu. Là một người chơi có vị tướng tủ là Ekko, Jiizuke đã trải qua một năm đầu tiên của anh tại LCS Châu Âu, những màn trình diễn đầy táo bạo của anh chính là chìa khóa giúp Vitality vượt lên dẫn trước đối thủ. Vẫn như mọi khi, một giải đấu quốc tế sẽ không thể cản bước một tân binh của Châu Âu. Trong một meta nơi các sát thủ trở thành một lựa chọn khả thi, và những người đi đường giữa là những nhân tố quan trọng nhất trong đội, thì màn trình diễn vô cùng xuất sắc của Jiizuke là có rất nhiều điều đáng để bàn luận.

Có lẽ Yu “JackeyLove” Wen-bo của Invictus Gaming là tuyển thủ thiếu ổn định nhất trong danh sách này, thế nhưng màn trình diễn của JackeyLove trước hạt giống số 1 Hàn Quốc – KT Rolster – là điều đã giúp anh có mặt trong danh sách này. Ngay cả khi những người đồng đội không bao giờ để anh có được một Pentakill, họ cũng không thể phủ nhận những màn trình diễn đỉnh cao của anh, ngay cả ở một meta không phù hợp để các xạ thủ có thể tỏa sáng.

Câu hỏi đầu tiên xuất hiện khi nhìn thấy ngôi sao đường giữa của Fnatic lại chỉ xếp thứ 16 là liệu danh sách này xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. Rasmus “Caps” Winther chắc chắn xứng đáng được nhắc đến với tư cách là một trong 20 tuyển thủ có màn trình diễn ấn tượng nhất, và anh ấy vẫn có mặt trong danh sách những người đi đường giữa hàng đầu thế giới, nhưng thực tế là đây không phải là giải đấu của anh ấy, và anh ấy đơn giản là không phải thành viên thi đấu ấn tượng nhất trong đội hình Fnatic thời điểm hiện tại. Sẽ không ai nghĩ rằng Fnatic có thể thắng nếu Caps không carry trận đấu đó, nhưng đó lại là điều đã xảy ra. Giai đoạn đi đường của Caps trong cuộc đối đầu với đại diện Trung Quốc đã không thể hiện được hết tài năng của anh, và Fnatic đã phải tạo ra những bước di chuyển để giúp anh bắt kịp với trận đấu. Mặc dù vậy, có một lý do khiến Fnatic chuyển các lợi thế mà họ có được sang Caps, đó là bởi anh đã có những pha thi đấu mang tính quyết định trong những giao tranh tổng từ giai đoạn giữa đến cuối trận.

Lời khen ngợi giành cho Lee “Scout” Ye-chan có lẽ là không thừa. Tại CKTG lần này, EDward Gaming không chỉ dựa vào người đi đường giữa của họ để có thể góp mặt tại giải đấu danh giá nhất hành tinh, mà họ còn dựa vào anh với khả năng sống sót trong giai đoạn đi đường, tạo áp lực lên đường dưới và liên tục tìm cách gắn kết đội hình của EDward Gaming lại với nhau trong giai đoạn từ giữa đến cuối trận đấu. Màn trình diễn của Scout trong Tứ kết là một trong những lý do chính khiến Caps rơi xuống thứ 16 trong danh sách, và giúp anh đứng trên chính đối thủ người Đan Mạch của mình trong trận đấu đó.

Chìa khóa thành công khi đối đầu với EDward Gaming luôn đến từ việc nhắm vào những vị tướng hỗ trợ. Sau khi tiếp quản vai trò shot-call từ Ming “Clearlove” Kai, Tian “Meiko” Ye đã từ một tân binh tài năng trong đội hình lên ngôi vô địch Mid-Season Invitational 2015 của EDG trở thành một tuyển thủ kỳ cựu. Kế hoạch thi đấu xoay quanh Baron của EDG dựa vào khả năng kiểm soát của Meiko, và màn trình diễn của anh ấy với quân bài Rakan trong trận đấu với Fnatic giúp anh xứng đáng có mặt trong danh sách này. Là một đội tuyển phụ thuộc rất nhiều vào cặp đôi đi rừng – hỗ trợ, EDG rất cần tới những khoảnh khắc mà Meiko và Scout làm nên sự khác biệt ở phần sông nửa dưới bản đồ trong năm nay.

Sự thiếu ổn định của người đi đường giữa của Cloud 9 vẫn là một vấn đề đối với đội tuyển này kể từ vòng khởi động. Những khó khăn mà anh gặp phải khi đối đầu với những đối thủ trước đó đã khiến anh tụt xuống dưới bảng xếp hạng, nhưng ngay cả khi bị đối phương dẫn trước, Nicolaj “Jensen” Jensen vẫn biết cách tạo ra tầm ảnh hưởng của mình. Trong trận đấu với Afreeca, anh đã đi từ sự thống trị ở đường giữa trong ván 1, đến sự phụ thuộc vào Súng Ngắn Hextech và Song Sinh Ma Quái để có thể kiểm soát giao tranh cho người đi rừng và xạ thủ tỏa sáng trong ván 2. Giữa Jensen và Caps có những điểm chung nhất định, và kèo đấu giữa 2 người họ chắc chắn sẽ là một điểm đáng chú ý trong trận bán kết giữa Bắc Mỹ và Châu Âu.

Màn trình diễn xuất sắc của Shi “Ming” Sen-ming và đặc biệt Rakan trong tay anh đã giúp RNG vượt qua C9 và trở thành đội tuyển đứng đầu sau giai đoạn vòng bảng. Bên cạnh đó, người ta không bao giờ có thể ngừng học thêm được những mẹo nhỏ khi xem Ming thi đấu: từ việc sử dụng bình máu đến việc chọn vị trí trong giai đoạn đi đường. Cả 2 người chơi hỗ trợ của Trung Quốc đều đã để lại được một dấu ấn khổng lồ tại giải đấu năm nay. Người ta sẽ luôn nhớ rằng năm nay là năm RNG đã tiệm cận với một năm hoàn hảo, thế nhưng họ lại đánh rơi nó một cách đáng tiếc, thế nhưng màn trình diễn của Ming luôn là một điểm nhất khiến nhiều người phải nhớ đến.

Khả năng xoay tua người đi đường trên của Invictus Gaming có thể khiến màn trình diễn của TheShy trở nên ít ảnh hưởng hơn đến lối chơi của đội, nhưng việc loại anh ấy ra khỏi danh sách sau khi anh ấy đè bẹp Song “Smeb” Kyung-ho trong trận Tứ Kết là một tội đáng…tử hình. Rõ ràng anh là một trong những tuyển thủ sở hữu kỹ năng cá nhân cao nhất trong năm nay. Nếu không có sự linh hoạt của TheShy có thể giúp lối chơi 1-3-1 của IG trở nên hiệu quả, thì LPL lẽ ra đã không có một đại diện nào góp mặt ở Bán Kết.

Sau khi gặp nhiều khó khăn hơn bất kỳ thành viên nào khác của Cloud 9 trong trận Tứ Kết 3-0, có thể sẽ vô cùng kỳ lạ khi nhìn thấy sự xuất hiện của Eric “Licorice” Ritchie trong danh sách này. Tuy nhiên, Cloud 9 có thể đã không vượt qua được vòng khởi động nếu như không có những màn trình diễn Lissandra ấn tượng của anh, và màn trình diễn của Licorice trong giai đoạn vòng bảng cũng đã khiến cho C9 trở thành đội tuyển linh hoạt nhất tại bảng B. Thêm vào thực tế là Licorice phải đối đầu với một trong những người đi đường trên ấn tượng nhất tại giải đấu ở Tứ Kết, anh vẫn có tác động lên trận đấu nhờ vào những pha chiêu cuối của Ornn và pha cướp Baron bằng một đòn đánh thường.

Nếu không phải vì một Ván 5 quá tồi tệ trước G2 Esports, Jian “Uzi” Zi-hao của Royal Never Give Up vẫn sẽ là xạ thủ hàng đầu tại giải đấu. Luôn dẫn trước đối phương về chỉ số lính trong bất kỳ kèo đấu nào ngoại trừ Draven và Jhin của G2, Uzi thực sự đã chứng tỏ được tại sao anh lại vô cùng nổi tiếng nhờ giai đoạn đi đường. Và khả năng kiểm soát giao tranh của anh và Ming đã đem lại những chiến thắng đáng kinh ngạc về cho RNG, những chiến thắng mà nhiều người đã không nghĩ rằng họ có thể làm được. Vị trí thứ 9 chắc chắn không phải là nơi mà người ta mong đợi sẽ nhìn thấy Uzi trước khi giải đấu khởi tranh, thế nhưng một kết thúc từ khá sớm đã khiến anh phải đứng ở vị trí này.

Dựa vào sự tôn trọng mà Martin “Rekkles” Larsson luôn dành cho Uzi và những màn trình diễn luôn trên cơ của Uzi mỗi khi đối đầu với Fnatic, nhiều người sẽ cảm thấy rất kỳ lạ khi ngôi sao người Thụy Điển lại đứng thứ hạng cao hơn chính đối thủ mà anh tôn trọng nhất. Với những tài năng mà Fnatic đang sở hữu, cùng với một meta thiên về những người đi đường đơn, nhiều người có thể nghĩ rằng tôi bị điên khi xếp Rekkles ở vị trí thứ 8. Nhưng tầm quan trọng của cặp đôi đường dưới trong những chiến thắng của Fnatic đã bị nhiều người đánh giá quá thấp, và khi Caps có một phong độ kém ổn định, thì đó là lúc hạt giống số 1 Châu Âu lại cần đến Rekkles để có thể gánh cả trận đấu. Anh sở hữu tỷ lệ lượng sát thương gây ra cao hơn bất cứ xạ thủ nào khác góp mặt tại Bán Kết (30,2%), và bất kỳ đội tuyển nào đối đầu với Fnatic sẽ cần phải cân nhắc lượt cấm Tristana hoặc phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với việc những cái trụ của họ sẽ bị phá hủy liên tiếp.

Một số người có thể hoài nghi về sự xuất hiện của Martin “Wunder” Hansen và hai người đi đường trên khác của phương Tây trong bảng xếp hạng này, nhưng sự phụ thuộc của G2 vào anh là điều khiến anh được đánh giá cao. Wunder và người đi đường giữa của G2 đã rất linh hoạt khi hoán đổi những sự lựa chọn và cả vị trí của họ trong suốt các trận đấu đã qua, đồng thời họ cũng biết cách xoay sở vào những thời điểm quan trọng để giúp G2 có được thành tích ấn tượng đến vậy.

Cụm từ “elo Hell” được phát minh giành cho tình huống của Kim “Kiin” Gi-in trong cuộc đối đầu giữa Afreeca Freecs và Cloud 9. Liên tục lấn át hoàn toàn Licorice trong giai đoạn đi đường, Kiin hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra cho một người đi đường trên hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, những quyết định của Afreeca và sự kém hiệu quả của đường dưới đã khiến cho một Viktor đã lăn cầu tuyết được ở đường trên cũng khó có thể gánh được cả trận đấu. Trong suốt CKTG lần này, Kiin trông khá tệ khi không có được những kèo đấu mạnh ở khu vực đường trên, nhưng anh vẫn có thể tác động lên trận đấu theo nhiều cách khác nhau.

Được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch, thật đáng thất vọng khi chỉ thấy một thành viên của hạt giống số 1 Hàn Quốc góp mặt trong danh sách này. Cho “Mata” Se-hyeong cùng với những pha thiết lập gank đầy ấn tượng và khả năng kiểm soát tầm nhìn vẫn vô cùng đáng theo dõi, ngay cả trong một năm mà thời gian lên được Đá Tỏa Sáng đã kéo dài hơn trước. KT có lẽ đã có một số những tình huống đổi đường rất kỳ lạ ở giai đoạn giữa trậnvà dường như vô cùng khó khăn khi đánh bại Invictus Gaming trong hai ván đấu tại Tứ Kết, nhưng Mata dường như không bao giờ khiến người ta phải thất vọng. Điều này đã khiến anh trở thành tuyển thủ được đánh giá cao nhất của LCK và là người chơi hỗ trợ được đánh giá cao nhất trong danh sách này.

Nếu theo dõi trận đấu giữa Afreeca và Cloud 9, có lẽ không còn cách gọi nào phù hợp hơn giành cho Dennis “Svenskeren” Johnsen ngoài gọi anh là một nhạc cụ. Anh dường như luôn xuất hiện đúng nơi đúng thời điểm, tìm kiếm những thành viên của Afreeca không tương đồng trang bị với anh, và tiếp tục đảo đường cùng Tristan “Zeyzal” Stidam để đảm bảo sẽ “làm gỏi” bất cứ con cá nào đi lạc vào phần rừng của họ. Cloud 9 dường như rất thoải mái với những đội hình phụ thuộc vào sự dẫn dắt của Svenskeren, và anh ấy đã không khiến họ phải thất vọng.

Khi Fnatic tỏa sáng rực rỡ ở Châu Âu trong năm ngoái, hầu như rất ít lời khen ngợi được giành cho Mads “Broxah” Brock-Pedersen. Khâu đưa ra quyết định của anh đôi khi trở nên lười biếng, và lối đi rừng của anh cũng hoàn toàn có thể đoán trước được. Tại Chung Kết Thế Giới lần này, anh ấy đã làm được tất cả mọi thứ. Ngay cả khi anh gặp không ít khó khăn khi đối đầu với Chen “Haro” Wen-lin của EDward Gaming trong Tứ Kết, Broxah vẫn biết cách để sử dụng những loại hạt trong rừng một cách đầy thông minh, là người đầu tiên di chuyển vào các mục tiêu chính như rồng, và thiết lập những tầm nhìn quan trọng để Fnatic có thể phòng thủ. Broxah xuất hiện bởi rất khó để có thể không nhắc đến các thành viên của Fnatic trong danh sách này. Mọi thành viên của Fnatic đều có thể gánh cả trận đấu, thế nhưng Broxah luôn tỏ ra là người nhiều hơn hẳn. Cuộc đối đầu giữa anh và Svenskeren chắc chắn sẽ rất bùng nổ.

Nếu người ta nhớ đến quãng thời gian khởi đầu của vòng bảng CKTG 2018, sự ổn định là điều mà người ta không thể kỳ vọng ngay lập tức. Nhưng trong trận đấu với Royal Never Give Up, đường giữa của G2 đã không hề bị lung lay dù chỉ một chút. Luka “Perkz” Perković đã dần dần tìm thấy chính mình và tăng tốc trong suốt quãng thời gian đã qua của giải đấu, và anh đã để lại hết ấn tượng này đến ấn tượng khác. Tất nhiên, người ta có thể lập luận rằng Perkz đã không phải đối mặt với những đối thủ quá sừng sỏ ở đường giữa như Caps đã phải đối mặt ở nhánh bên kia, nhưng anh còn làm được nhiều hơn vậy nhờ vào lợi thế có được trong giai đoạn đi đường và dùng nó để tạo ra áp lực lên các đường khác cùng với người đi rừng. Chính anh là người đã có màn trình diễn LeBlanc và Akali tốt nhất tại giải đấu lần này, những vị tướng đòi hỏi kỹ năng cá nhân rất cao. Để G2 có thể tiến đến trận chung kết, Perkz là người cần phải có màn trình diễn xuất sắc hơn bất cứ ai khác trong đội.

Nếu có một tuyển thủ nào đó tại giải đấu này không khiến dù chỉ là một người hâm mộ phải thất vọng thì đó chính là Song “Rookie” Eui-jin. Anh ấy thậm chí còn giành chiến thắng một ván đấu ngay cả khi quên mua đồ ở cấp độ 1. Mặc dù iG đã ưu tiên những kèo khắc chế giành cho anh trong hơn nửa những trận đấu đã qua của họ, thế nhưng Rookie đã tối đa hóa định nghĩa về một trận đấu tốt và gần như đã một tay kiểm soát cả bản đồ. Hầu hết các đội Châu Âu tại giải đấu này đều sử dụng áp lực từ đường dưới để hỗ trợ đường giữa, thì Rookie lại tự giành được lợi thế của riêng mình và giúp đỡ những người đồng đội ngay cả khi áp lực mà người đi rừng và hỗ trợ của đối phương tạo ra là không hề nhỏ.Lần cuối cùng Lee “Faker” Sang-hyeok không được góp mặt tại CKTG là năm Rookie giành chức vô địch OGN Summer Championship, thế nhưng việc chứng kiến anh thế chỗ của trùm cuối đích thực của các giải đấu quốc tế vẫn là một điều còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Người ta phải nghĩ rằng, ngay cả khi Faker có mặt ở đây thì anh ấy cũng cần phải e ngại khi đối đầu với ngôi sao của Invictus Gaming.

Theo LOL Esports

Liên Minh Huyền Thoại

Liên Minh Huyền Thoại

▪ Đánh giá: 7.5 sao (2809 lượt)

▪ HĐH: PC

▪ Thể loại: MOBA

▪ Nhà phát hành: VNG

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày