Cùng tìm hiểu những “vũ khí” không thể thiếu của các thành viên SKT tại chung kết thế giới 2017 lần này.
Kể từ khi thành lập năm 2012, đến nay SKT T1 đã mang về 3 chiếc cup vô địch Chung Kết Thế Giới cho Hàn Quốc cũng như tập đoàn SK Telecom. Việc đầu tư vào đội tuyển và tài trợ cho SKT T1 quả nhiên là quyết định sáng suốt. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển mạnh mẽ của nhà tài trợ gaming gear chính của đội: Razer. Hãy cùng tìm hiểu những loại bàn phím, chuột, bàn di chuột và tai nghe chơi game nào được các huyền thoại như Faker, Bang cũng như các tân binh Peanut & Huni sử dụng trong thi đấu nhé.
Cả đội đều sử dụng bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate, tai nghe Razer Tiamat 2.2 và bàn di chuột Razer Goliathus Medium – chính xác là những sản phẩm mà đội được tài trợ bởi Razer. Duy chỉ có chuột chơi game là được các game thủ trong đội sử dụng các loại khác nhau.
Video quảng cáo có hình ảnh SKT T1 chơi chuột của razer
Heo “Huni” Seung-hoon
- Bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate
- Chuột chơi game Razer DeathAdder
- Bàn di chuột Razer Goliathus Medium
- Tai nghe gaming Razer Tiamat 2.2
Han “Peanut” Wang-ho
- Bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate
- Chuột chơi game Logitech G1
- Bàn di chuột Razer Goliathus Medium
- Tai nghe gaming Razer Tiamat 2.2
Lee “Faker” Sang-hyeok
- Bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate
- Chuột chơi game Razer DeathAdder
- Bàn di chuột Razer Goliathus Medium
- Tai nghe gaming Razer Tiamat 2.2
Bae “Bang” Jun-sik
- Bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate
- Chuột chơi game Razer DeathAdder
- Bàn di chuột Razer Goliathus Medium
- Tai nghe gaming Razer Tiamat 2.2
Lee “Wolf” Jae-wan
- Bàn phím cơ Razer BlackWidow Ultimate
- Chuột chơi game Razer Ouroboros
- Bàn di chuột Razer Goliathus Medium
- Tai nghe gaming Razer Tiamat 2.2
Bàn phím
Toàn bộ các thành viên trong SKT1 sử dụng Razer BlackWidow Ultimate – bàn phím cơ chuyên dụng dành cho game thủ. Không giống như những chiếc bàn phím khác được sản xuất bởi Razer, sản phẩm này sử dụng switch “Razer Green” độc quyền thay vì switch Cherry MX. Nút bấm độc quyền này có thể được so sánh chính xác nhất với switch Cherry MX Blue. Với hành trình phím cao, phát ra tiếng clicky đặc trưng và khoảng cách đến điểm reset hành trình phím là 0,4mm; do vậy thời gian phím bấm được nảy lại khá nhanh giúp người chơi có thể thực hiện các thao tác phím nhanh chóng. Các loại phím có hành trình phím ngắn sẽ làm cho sản phẩm trở nên hoàn hảo cho những pha hành động nhanh khi chơi LMHT!
Chuột DeathAdder Elite
Về cơ bản, Razer DeathAdder Elite được coi là phiên bản cải tiến của Razer DeathAdder Chroma tiền nhiệm, nhưng vẫn có những nâng cấp đáng chú ý, đặc biệt nhất là cảm biến quang học DPI chân thực lên tới 16000 đơn vị, tốc độ theo dõi lên đến 450 IPS (inch per second) siêu nhanh siêu chính xác và nút bấm Omron có tuổi thọ lên tới 50 triệu lần nhấn. Ngoài ra một điểm nâng cấp ở phần cứng là 2 nút chỉnh nhanh DPI phía trên cuộn chuột để người dùng có thể dễ dàng thao tác mà không cần đến Razer Synapse.
Tai nghe chơi game
Razer Tiamat 2.2 là chiếc tai nghe được tất cả các tuyển thủ của SKT1 sử dụng. Chỉ số “2.2” không có ý nghĩa như tên một phiên bản, con số này cho biết số lượng của các loa và loa trầm được trang bị trong chiếc tai nghe (tương tự với 5.1 và 7.1). Do vậy chiếc headset này sở hữu âm thanh stereo thông thường với 2 củ loa trầm được tích hợp thêm. Đây là một cách cực kì ấn tượng mà Razer đã hoàn thiện chiếc tai nghe này. Dải âm thanh của Razer Tiamat 2.2 khá rộng với chất lượng âm trong, tuy nhiên phần âm bass được đánh giá là hơi kì quặc. Chiếc tai nghe này là một lựa chọn hoàn hảo cho những người mê bass và thích xem phim.