Thời điểm này, vũ trụ điện ảnh Marvel có vẻ đã cứu sống rất nhiều siêu anh hùng bằng… công nghệ kỹ xảo.
Marvel hiện là “đại bản doanh” của các siêu anh hùng ăn khách nhất lịch sử màn ảnh. Có được sự vượt trội để tạo ra loạt siêu phẩm, hãng chắc chắn phải cảm ơn công nghệ kỹ xảo.
Marvel có giai đoạn suy thoái và tưởng như phá sản trước thập niên 1990. Chuyên sản xuất truyện tranh về đề tài siêu anh hùng, hãng từng là ông vua trong giới xuất bản. Nhưng trong lĩnh vực đầu tư phim, Marvel không có tiếng nói. Họ gặp quá nhiều khó khăn để có thể chuyển tải các nhân vật từ truyện tranh lên màn bạc vì sự thô sơ của kỹ xảo. Từ năm 2002, Marvel mạnh dạn đầu tư sản xuất các dự án về siêu anh hùng – những nhân vật do chính họ sáng tạo trong hơn nửa thế kỷ qua. Các nhân vật trong Marvel Comic trở hành hiện tượng trên màn ảnh rộng với doanh thu khổng lồ. Có được thành công đó, hãng này chắc chắn phải cảm ơn công nghệ kỹ xảo – thành tựu giúp họ biến những điều không thể thành có thể, tạo ra vũ trụ điện ảnh thương hiệu Marvel.
Deadpool bản năm 2016 là minh chứng hùng hồn cho sự thành công của Marvel nhờ vào kỹ xảo. Với câu chuyện về anh chàng Wade Wilson có siêu năng lực phục hồi siêu tốc với cái mồm không ngừng lảm nhảm, hãng này chỉ tốn 58 triệu USD thực hiện. Một con số khiêm tốn với các dự án bom tấn, nhưng lại thu về gần 800 triệu USD doanh thu. Đội ngũ kỹ xảo đến từ Digital Domain, họ có các tổ khác nhau đảm nhận vai trò tạo hiệu ứng hình ảnh trong các cảnh rượt đuổi trên xa lộ, cảnh bay hay các pha hành động.
Trong các cảnh quay khó, ê-kíp thường sử dụng phông màu xanh lá – màu rất dễ xử lý trên hình ảnh vi tính, tạo ra những góc máy huyền ảo.
Bối cảnh trong các dự án lớn của Marvel đều không cầu kỳ. Họ có thể tận dụng các địa điểm và sau đó chỉnh sửa thông qua kỹ xảo hình ảnh. Ngay cả nhân vật khổng lồ cũng là “tác phẩm” của công nghệ vi tính thay vì công nghệ hóa trang. Ở tấm ảnh gốc phía trên có thể thấy, siêu anh hùng chỉ cần bước đi bên người đồng hành và phía trước là hỗn độn các thiết bị xây dựng. Qua bàn tay chỉnh sửa, bối cảnh thay đổi, bổ sung thêm nhân vật.
Kỹ xảo không chỉ là chỉnh sửa về hình ảnh mà còn giúp các nhà làm phim nắm bắt khoảnh khắc của nhân vật để tạo nên những điều không tưởng. Deadpool thành công không ngoài dự đoán khi kết hợp giữa kịch bản hoàn hảo của Marvel và công nghệ làm phim bứt phá.
Khả năng siêu phàm của Loki rung chuyển trời đất trong phim và đằng sau ống kính. Có thể thấy, các nhà kỹ xảo đã xử lý trơn tru, trùng khớp cử động của Tom Hiddleston trong từng khoảnh khắc. Phông nền xanh dễ dàng bị xóa mờ tạo ra bầu trời u ám.
Hệ thống phông xanh được dựng phía sau màn cháy lửa của ô tô. Với cảnh nguy hiểm như thế này, các diễn viên không cần xuất hiện (ảnh trên). Tuy nhiên, khi lên phim, phần phông xanh sẽ được xử lý thành khung cảnh thành phố bị tấn công và Captain America xuất hiện trên không trung. Anh vừa thoát khỏi vụ cháy.
Nhân vật Iron Man với bộ áo giáp kỳ công trong truyện cũng là sản phẩm của công nghệ vi tính.
Avengers là bom tấn của những siêu anh hùng, nơi quần tụ của Thần sấm, Captain America, Iron Man và Hulk. Nhưng so sánh giữa hai tấm ảnh cho thấy, nếu không có kỹ xảo, sẽ không tồn tại Hulk da xanh.
Một nhân vật hoàn toàn dựng từ kỹ xảo vi tính.
Với Spider Man, Marvel phối hợp thực hiện với Sony Picture và Jerome Chen hoàn thành hơn 300 cảnh cần kỹ xảo. Công việc của họ là nghiên cứu, thực hiện các cảnh khó, như khi Peter Parker biển đối hình dạng trở thành Người Nhện, các cảnh va chạm máy bay và nổ lớn. Kỹ xảo cũng kiêm vai trò xây dựng khung cảnh ở New York trong phim trường.
Các thiết bị đạo cụ trong phim Captain America thường được đặt trong bối cảnh hẹp như thế này.
Các siêu anh hùng đời thực của Marvel cũng phải thực hiện những cảnh hành động hay treo mình ở tầng cao. Tuy nhiên, họ luôn có hệ thống dây cáp hỗ trợ tối đa. Những nhà công nghệ làm phim từng tự tin nói rằng “chúng tôi đã xây dựng cả vũ trụ anh hùng, nước Mỹ chỉ thông qua màn hình vi tính”.
Theo Zing