Satoshi Kon vừa là một đạo diễn của điện ảnh Nhật Bản, ông thậm chí còn là một mangaka, hay cho đến biên kịch… Trong đó, cái nhìn nghệ thuật cũng rất độc đáo.
Bậc thầy kể truyện đã dành những ngày tháng đỉnh cao của mình cho bộ môn phim hoạt hình và đưa nó lên mức mà các nhà làm phim điện ảnh phải ghen tị.
Satoshi Kon là một đạo diễn điện ảnh Nhật Bản, đạo diễn hoạt họa, nhà biên kịch, mangaka nổi tiếng của điện ảnh Nhật Bản, đến từ Kushiro, Hokkaido; và là một thành viên của Hiệp Hội những nhà sáng tạo Hoạt Họa Nhật Bản. Cùng với Ghibli Studio còn có MadHouse: “những cộng sự của Satoshi Kon”, là những nhà làm phim hoạt hình trứ danh khiến những LHP quốc tế chao đảo bởi cách nhìn của con người Nhật Bản. Đó là sự hiện hữu của một ranh giới vô hình, vô cực và mỏng manh giữa “thực” và “mơ”, của triết lý lớp lang và sự dịu dàng tự nhiên.
“Kỹ thuật cắt nối tương đối, khớp hình tuyệt đối và đan xen hình ảnh của hai thời điểm song song nhau.”
Nếu các bạn còn đau đầu chưa hiểu thì dưới đây, chúng ta có một đoạn nhỏ:
Một phong cách làm phim luôn bất ngờ, diễn ra liên tục đều đặn giữa các cảnh nhưng không hề làm người xem chóng mặt đến “buồn nôn” hay nhàm chán. Nếu kiểm soát các khung hình không tốt, những nhà làm phim theo phong cách dễ dẫm lên “đuôi” của mình, nếu kịch bản không chắc tay cực kỳ, dễ dàng có một phim ý tưởng thì rất tốt, dựng rất công phu nhưng lại có một cái kết cụt ngủn như “Mr. Nobody”. Satoshi Kon dễ dàng vượt qua những trở ngại như thế không chỉ bởi phong cách dựng mà còn với cách kể chuyện thần kỳ của mình.
Những mẩu chuyện đã xuất hiện trong phim của ông:
1. Một đám các bà nội trợ tụm năm tụm bảy bên trong một khu chung cư bình dân. Họ đang bàn về một sự kiện gây xôn xao xã hội, một tên giết người được thần thánh hóa. Mỗi người tự bịa ra một câu chuyện riêng hoặc được nghe kể lại, hình tượng về tay sát thủ càng ngày càng được khắc họa rõ nét theo nổi sợ từ tâm chí con người, những điều mờ ám chồng chất trong đầu óc của người Nhật Bản. Satoshi không dừng câu chuyện lại ở mức độ đó, khi khán giả còn đang sởn gai ốc thì hiện thực quay trở lại, ít bạo tàn hơn nhưng lạnh lẽo hơn. (Paranoia Agent)
2. Một thế giới nghệ sĩ không phân định giữa thực tế và ảo giác, đó cũng là cách họ thăng hoa trong diễn xuất. (Perfect Blue) Một nữ diễn viên đóng cảnh cưỡng hiếp giả với bao cảm xúc ê chề, tủi hổ và bản lĩnh chế ngự trường quay. (Millennium Actress) Một cựu diễn viên hóa thân khi kể lại câu chuyện đời mình, cùng với sự “diễn xuất” của người nghe khi bước vào thế giới ký ức của người kể.
3. Một cô gái bị nhận lời nguyền từ một lão phù thủy rằng “Ta ghét ngươi nhiều hơn ta có thể. Ta yêu ngươi nhiều hơn ta có thể. Ta nguyền rủa ngươi bị thiêu đốt trong ái tình, suốt đời theo đuổi trong vô vọng”. Thật ra, chính là cô ấy tự nguyền rủa cuộc đời mình vì đau khổ nhưng vẫn không bỏ cuộc theo đuổi người mình yêu. (Millennium Actress)
4. Một người yêu thương một người khác đến điên loạn, muốn trở thành người ấy, muốn hủy hoại tất cả những kẻ muốn hại người ấy. Cuối cùng là sẽ chết với tư cách là người ấy. (Perfect Blue)
Trên thực tế là nội dung phim của ông không đơn giản như những câu chuyện trên, chúng có nhiều góc nhìn mà từ mỗi góc lại có một cảm xúc khác nhau, phát sinh thêm một tuyến truyện nữa. Điểm chung là tất cả đều là những trải nghiệm cảm xúc hiếm có của góc nhìn “cá nhân” và góc nhìn “tập thể”. Những câu chuyện không quá sâu sắc mà dạt dào tình cảm dưới nhiều góc nhìn hỉ, nộ, ái, ố … góp phần biến những chuyển động thần kỳ và điên cuồng (trong dựng phim) trở thành “giấc chiêm bao”.
Ác mộng từ các giấc chiêm bao
… hoặc là giấc mộng đắm say từ các cơn ác mộng. Là mơ trong mơ ! Một tác phẩm của ông là Paprika (2006), chính là tiền thân của phim Inception của Christopher Nolan. ‘Paprika’ chính là bộ phim hư thực nhất của Satoshi. Đó là một thế giới đổ vỡ từng tảng như vôi vữa trên mặt tường. Nhưng đó không phải là mơ giữa ban ngày như bộ phim Mỹ mà nó xuất phát từ ý thức bị che đậy của con người, một người quẩn quanh trong miền hối hận, một kẻ cô đơn vì thú vui búp bê của mình, những kẻ bế tắc vì thời hạn công việc, gánh nặng, trách nhiệm, … những thực tại chán ngắt.
Những ai luôn có một kẻ khác (hoàn toàn khác biệt) sống bên trong mình sẽ hiểu rõ những bộ phim như thế này. Sẽ là ác mộng nếu chúng ta không làm chủ được thế giới của mình – là một ý nghĩa của bộ phim này. Tuy nhiên, Satoshi Kon cũng giống như Walt Disney, các ông trùm hoạt hình không bao giờ khuyên dạy chúng ta bài học gì, vì thế giới luôn có hai mặt mà ranh giới thì lại quá mong manh.
Sự thực tế của phim ảnh
Có hai điều khác biệt giữa phim hoạt hình của ông so với các phim hoạt hình khác là:
– Số lượng chuyển động trên một khung hình rất nhiều và rất mượt.
– Sự thực tế trong các tình huống kịch. Tình huống kịch trong phim của Satoshi Kon không quá xuất sắc như phim của Mamoru Hosoda, một tài năng khác của MadHouse. Nó là một kiểu đùn đẩy nhân vật vào thế bế tắc để sinh ra hài kịch, bi kịch, dồn dập đến mức thần tiên cũng không cứu giúp được. Đó là cách ông làm với phim Tokyo Godfathers và Millennium Actress, cũng là cái cớ để ông tạo ra cảnh phim nổi tiếng dưới đây, nó đã được “dùng lại” cho phim điện ảnh ‘Black Swan’ và kiệt tác ‘Requiem for a dream’.
Cuối cùng, chúng ta cùng xem một đoạn clip, có vietsub, để tìm hiểu thêm về phong cách dựng phim có một không hai ông:
Nguồn : molo