Chắc hẳn câu hỏi này đang làm nhiều game thủ Liên Minh Huyền Thoại phiền lòng hoặc thậm chí.. bực bội.
Câu chuyện muôn thuở khi được so sánh giữa Dota 2 và Liên Minh Huyền Thoại chính là tiền đề cho sự phát triển và hướng đi cho cả 2 tựa game. Định lý đó luôn luôn đúng trong những bài học kinh doanh, khi mà phải có sự cạnh tranh, mới có sự thay đổi và phát triển. Và nếu như hiện tại Liên Minh Huyền Thoại đang làm nhiều game thủ trong nước thời gian gần đây bực mình với tuyên bố “Cấm Mod Skin” thì ngươc lại, từ lâu Valve luôn khuyến khích người chơi tự tạo nên những bản skin cho riêng những vị tướng mình thích.
Có thể trong bài viết này chúng ta sẽ không đi sâu về lối chơi, về lịch sử hình thành, hoặc về cách hoạt động của Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Bài viết này, được tổng hợp ý từ một trong những game thủ Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2 đã và đang chơi song song 2 tựa game nay suốt 4 năm qua. Điều đầu tiên, để nói lên sự khác biệt của Dota 2 và Liên Minh Huyền Thoại chắc chỉ có thể nói về sự thoải mái của nhà sản xuất của 2 tựa game này.
Cả 2 tựa game đều là Free To Play – tức không tốn phí để chơi – và cũng chẳng yêu cầu bắt buộc người chơi phải bỏ tiền vào bất kỳ trận đấu nào nhằm tạo sự lợi thế cho riêng bản thân. Đó là một trong những ý tưởng khá thú vị mà dòng game MOBA mang lại cho cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, tất nhiên vẫn phải có một cách nào đó để nhà sản xuất thu lại lợi nhuận. Và đó chính là skin, hay còn được gọi là trang phục do nhà phát hành đưa ra.
Khi mà Liên Minh Huyền Thoại, bạn có thể mua cả 1 set quần áo, thậm chí là giọng nói, biểu tượng, và cả hoạt cảnh tuỳ thuộc vào chất lượng và giá tiền của bộ trang phục ma Riot Games giới thiệu. Thông thường, trung bình 1 vị tướng có từ 2-3 trang phục nhưng cũng có một số tướng có quá nhiều trang phục, điển hình như Annie, Ashe…
Còn riêng đối với Dota 2, bạn cũng có thể mua cả 1 set bundle quần áo – nếu như nạp tiền, tất nhiên – với giá chỉ từ 1-2$ – tầm 22-45k tại Việt Nam, đôi khi có những gói bundle với giá rẻ như cho, chỉ tầm 5-10k. Tuy nhiên, set quần áo có thể được chia ra làm rất nhiều thứ linh tinh khác nhau, chẳng hạn như đôi giày, cái mũ, cái áo choàng và bạn có thể bận/gỡ từng món linh tinh đó tuỳ theo sở thích. Nói thẳng ra bạn được quyền biến tấu vị tướng của mình dựa trên món đồ bạn sỡ hữu. Và sẽ chẳng có vị tướng nào khác có khả năng giống bạn 100% trong 1 trận đấu cả.
Thậm chí, có một điều đặc biệt hơn, chính là việc Dota 2 khá “hào phóng”, cho phép rớt đồ “random” trong mỗi trận đấu. Tức là bạn vẫn có cơ may được nhặt vài bộ trang bị “xịn”hoặc “ất ơ” nào đó sau những trận đấu bất kể thắng thua. Và còn một điều có thể khiến những game thủ trẻ với đam mê “cày tiền” ưa thích ở Dota 2, đó chính là việc mua đi, bán lại những món trang bị đó. Bạn hoàn toàn có thể mở 1 sạp bán quần áo kha khá nếu như thủ sẵn trong người một số món items có giá trị và tất nhiên, tiền để giao dịch chính là Dollars và bạn có thể quy đổi sang tiền mặt Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nếu như Liên Minh Huyền Thoại của Riot Games không thích bị game thủ mod trang phục đụng vào. Thi ngược lại, ở Dota 2 do Valve nắm giữ còn hỗ trợ riêng game thủ một số tool mod Skin – gọi là WorkShop cho nó chuyên nghiệp. Ở đó, game thủ được tự do thiết kế ra những trang phục độc đáo và chính cộng đồng game thủ Dota 2 sẽ vào vote quyết định xem, trang phục đó có được tồn tại trong cửa hàng Dota 2 hay không. Tất nhiên, có khá nhiều game thủ chuyên ngành thiết kế đã mau chóng làm giàu với những gói bundle tuyệt đẹp bằng cách ăn hoa hồng % theo từng trang phục được bán.
Kết bài, mình không muốn so sánh chi li giữa Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự là một game thủ với ý định kiếm tiền bằng cách “Try Hard” vào game. Thì Dota 2 vẫn còn đang là một vùng đất màu mỡ mà bạn có thể danh chính ngôn thuận mở shop bán quần áo để kiếm tiền, không lo sợ làm trái luật bằng những hình thức như cày thuê hoặc phải chơi Mod Skin…
[poll id=”515″]