Gần đây một nhóm thanh niên Nhật bản đã phát minh ra Xenoma E-skin, là bộ trang phục vượt xa các sản phẩm mô phỏng chuyển động khác.
Với phát minh này, có lẽ các tựa game được miêu tả trong tiểu thuyết như Sword Art Online hoặc Accel World có thể thành sự thực trong thế hệ này, bởi so với các bộ đồ thực tế ảo khác, Xenoma E-skin có một vài chức năng đặc biệt.
Xenoma E-skin có thể cảm nhận được động tác của bạn, và truyền tín hiệu đó vào game. Ngoài các động tác ra, còn có thể đo nhịp thở, áp lực và nhiệt độ đến cơ thể của ngươi chơi để mô phỏng những chuyển động chi ly nhất trên cơ thể như co duỗi khuỷu tay, gập mở ngón tay…
Thế là, người chơi có thể thử chơi mà không cần đến tay cầm hay là con chuột bàn phím nữa, mà chỉ cần huơ tay, là có thể càn quét tấn công kẻ địch hoặc “bay lượn” trong game.
Thực ra phát này dựa trên ý tưởng của hệ thống “Human Capture System” thường dùng trong điện ảnh Hollywood. Giống như trong phim “Avartar” là bộ phim về người ngoài hành tinh rất thành công năm 2009.
“Human Sapture System” là hệ thống vận dụng nhiều máy quay CCD để ghi lại chuyển động tổng thể, sau đó sử dụng những đèn nhỏ ở các khớp nối của cơ thể để ghi nhận chuyển động nhỏ hơn của các khớp xương người. .
Tiếp theo, người ta cần bố trí 3 máy chiếu ở xung quanh để định vị không gian và dựng hình chuyển động con người thành hình ảnh 3 chiều, như bạn đã thấy trong phim Avatar.
Thế nhưng, công nghệ Human Sapture System lại có nhược điểm là giá thành rất cao do cần đến nhiều máy quay, nên nó không thích hợp để phát triển theo hướng bình dân. Ngược lại một bộ đồ Xenoma E-skin có giá thành tương đối dễ chịu.
Nhóm sản xuất áp dụng lại kỹ thuật đường điện của Avartar, tập hợp hơn 30 điểm cảm biến trên trang phục, những điểm cảm biến này phân bố ở những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Điểm đặc biệt là, người chơi có thể số lượng tùy ý điều chỉnh, loại hình và vị trí của những điểm cảm biến này.
Mỗi một cảm biến sẽ căn cứ vào động tác của người chơi để rút ra thông tin tư thế thực, sau đó nhờ sóng Bluetooth để truyền số liệu đến máy tính rồi tiến hành dựng hình 3D.
Bộ trang phục nén cảm biến này làm cho các việc vốn cần một thiết bị chuyên nghiệp đã trở thành những việc cỏn con, chỉ cần mang quần áo như thường ngày, mở máy tính ra,… và bạn đã có thể chơi game thực tế ảo hoặc quan sát chuyển dộng thân thể của mình bằng một cách rất đơn giản.
Ngoài ra, Xenoma E-skin cũng chính là một bộ quần áo bình thường với chất liệu vải rất mềm mại, làm bạn khó tin được rằng bên trong nó có các trang bị điện tử.
Xenoma E-skin sử dụng chất liệu vải nén nên bộ quần áo này dễ khô, không bốc mùi.
Thậm chí, bạn có thể trực tiếp cho nó vào máy giặt, mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, không cần lo lắng tới các thiết bị điện cảm biến.
Bộ quần áo này đã được giới thiệu tại CES2016 vào đầu năm nay, tất nhiên sản xuất ra bộ quần áo này không phải là để ghi hình, mà là để chơi game VR. Nó có thể giải phóng hai tay của người chơi, không cần phải cầm vũ khí mô hình để chơi nữa.
Xenoma E-skin còn giúp phối hợp các yếu tố cơ năng của cơ thể vào game. Vì không những thu thập động tác của người dùng, nó còn có thể truyền số liệu nhiệt độ cơ thể, áp lực và hơi thở của người dùng tới máy tính để mô phỏng trong game.
Chẳng hạn như khi bị trói trong game, tùy vào sức giãy giụa của bạn mà game sẽ cho bạn thoát khỏi dây trói. Hoặc là khi bạn chạy, áo có thể dựa vào độ ổn định hơi thở của bạn để quyết định tốc độ bước chạy.
Theo playpark