Sự cô đơn, nỗi buồn luôn dễ đến với game thủ nhất là khi họ ở một mình.
Cảm giác khóc mà không khóc được thật khó chịu hoặc không tìm được lý do để lấp liếm cho nỗi buồn của bản thân. Vậy thì hãy xem những bộ phim dưới đây và bạn sẽ có cớ để khóc, hơn nữa khóc thật sự ngon lành.
1. Hachiko – A Dog Story
Bộ phim này còn có tên gọi khác là Hachiko Monogatari (Chú chó trung thành). Có hai phiên bản phim là một của Nhật và một của Mỹ, dù là phim của nước nào thì cũng đều gây xúc động và ám ảnh cho người xem. Bộ phim được dựa trên câu chuyện có thật về chú chó Hachiko ở Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu.
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo. Gia đình giáo sư không có con nên ông coi Hachiko như con ruột
Như thường lệ, buổi sáng Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo tại nhà ga để ông lên tàu đi làm đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia ( nay là Đại Học Tokyo ), nơi ông đang giảng dạy. Nhưng chiều cũng vậy, cứ đến 3h , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3h chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng đó .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Bộ phim không có dàn diễn viên đẹp, không có những pha kĩ xảo hoành tráng và đa số là hình ảnh đặc tả về hành động và biểu cảm của chú chó nhưng lại khiến người xem phải rơi nước mắt một cách khó kiềm nén.
2. Điều kì diệu trong phòng giam số 7
Bộ phim được gán mác là tâm lý gia đình hài hước nhưng nó lại lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.
Nội dung phim nói về Yong Goo là ông bố bị thiểu năng. Cuộc đời ban tặng cho anh cô con gái thông minh, xinh đẹp Ye Seung (Kal So Won đóng). Dù nghèo khổ, em có khí chất cao quý. Hai bố con ngày ngày bên nhau, ngày ngày dặn nhau sống tốt. Một buổi tối, bố của Ye Seung không trở về như thường lệ. Vì chiếc cặp in hình Thủy thủ Mặt Trăng mà con gái mơ ước, Yong Goo chạy theo một bé gái. Trời giá buốt, bé gái vấp ngã và qua đời. Yong Goo bị vu bắt cóc, cưỡng dâm và giết em. Bé gái là con của Cục trưởng Cục cảnh sát. Yong Goo bị khép tội chết.
Vào tù, phạm nhân giết người ban đầu bị bạn tù ở những tội danh khác khinh mạt. Trại trưởng, người có con trai bị hãm hại, nhìn anh như nhìn hiện thân của tội lỗi… Nhưng tử tù ấy dùng sự lương thiện và lòng yêu thương con người để hóa giải tất cả. Người ta dần nhận ra kẻ thiểu năng bất chấp sinh mạng để nhiều lần cứu người khác ấy không thể là tội phạm có thể ra tay làm hại một đứa bé.
Người trong tù, từ trên xuống dưới dành cho anh yêu mến đặc biệt. Yong Goo được gặp gỡ thiên thần yêu dấu của anh, trong phòng giam số 7. Căn phòng ấy, từ khi có sự có mặt của đứa trẻ, như trở thành gia đình lớn đoàn kết. Tình cha con cảm hóa những trái tim, rung động cảm xúc gia đình thiêng liêng của những tên tội phạm. Tất cả như tan chảy, khuất phục trước sự thánh thiện, thơ ngây của bé gái. Họ dám làm tất cả những gì trong khả năng của mình để hai cha con được bên nhau. Ye Seung chính là món quà cho phòng giam số 7 và điều kỳ diệu đến cùng em trong căn phòng này.
Nhưng Phòng giam số 7 là câu chuyện cổ tích buồn. Yong Goo bị thi hành án vào đúng ngày sinh nhật con gái. Quà sinh nhật mà Ye Seung nhận được từ bố là chiếc cặp in hình Thủy thủ Mặt Trăng. Ước mơ sở hữu chiếc cặp của cô bé thành hiện thực cũng là lúc hai cha con sắp vĩnh viễn không còn nhìn thấy nhau.
Các tình tiết trong phim được xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại. Nó giống như một câu chuyện do người con gái kể lại và quyết tâm làm luật sư để minh oan cho cha mình. Hình ảnh hai cha con ngồi trên khí cầu cuối phim thực sự lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem.
3. Mộ đom đóm
Bộ phim được đặt trong bối cảnh giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ 2 ở Nhật, kể về câu chuyện cảm động về tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi là Seita và Setsuko. Hai anh em mất mẹ trong một trận bom dữ dội của không quân Mỹ khi cha của chúng đang chiến đấu cho Hải quân Nhật. Hai đứa bé phải vật lộn giữa nạn đói, giữa sự thờ ơ của những người xung quanh (trong đó có cả người cô họ của mình)… Mộ đom đóm được coi là một trong những bộ phim bi thương nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản.
4. I Am Sam
I Am Sam của đạo diễn Jessie Nelson bắt đầu giản dị như chính tên gọi của nó theo cách ấy. Bộ phim kể về ông bố đơn thân Sam Dawson bị mắc chứng tự kỷ và thiểu năng trên hành trình đấu tranh để giành quyền nuôi Lucy – đứa con gái 8 tuổi mà một phụ nữ để lại. Khai thác đề tài về những người khuyết tật, tổn thương và quá trình hòa nhập của họ với cộng đồng, I Am Sam đặt ra những vấn đề đầy nhân văn và cảm động về tình yêu thương, lấp lánh như ánh sáng của những viên kim cương trên bầu trời.
Những nhân vật dị biệt như Sam và những người bạn của anh sẽ khiến người xem liên tưởng đến McMurphy cùng đồng bọn trong One Flew Over the Cuckoo’s Nest của đạo diễn Milos Forman. Họ là một bộ phận khác của xã hội, tồn tại rụt rè và đầy mặc cảm trong ánh mắt kỳ thị của mọi người.
Sam là một người đàn ông trung niên nhưng mãi mãi mang trí tuệ của một đứa trẻ 7 tuổi. Mọi việc sẽ không có gì xảy ra nếu Lucy cũng mãi mãi dừng lại ở ngưỡng 7 tuổi đó. Nhưng cô bé may mắn là một đứa trẻ bình thường, thậm chí lớn khôn và tràn đầy sức sống như một cái cây xanh tốt. Đó là khi những rắc rối nảy sinh, nhà trường và xã hội cảm thấy cần can thiệp để đảm bảo cho một tương lai tốt hơn của cô bé. Họ muốn tách cô bé ra khỏi cha mình vì cho rằng ông không thể nuôi dưỡng con tốt với trí tuệ của một đứa trẻ được. Quyết tâm không chịu nghe theo sự sắp đặt của những kẻ được coi là bảo trợ xã hội chia rẽ tình cảm cha con, hai cha con Sam quyết tâm kháng cáo và Sam cũng cố gắng đi làm và học hỏi thêm kiến thức để chứng tỏ mình có thể lo được cho con gái.
5. Like Stars on Earth (Cậu bé đặc biệt)
Nói đến phim Ấn Độ chắc hẳn ai cũng nghĩ đến phim Ba Chàng Ngốc. Tuy nhiên nếu xem xong bộ phim Cậu Bé Đặc Biệt thì bạn có thể phải nghĩ lại bởi giá trị nhân văn và sự xúc động mà bộ phim mang lại. Ngoài ra nhân vật trong phim có nhiều điểm giống với game thủ như: “chán học, ương bướng, hay làm cho cha mẹ thất vọng”
Like Stars on Earth (Cậu bé đặc biệt) là một trong những tuyệt tác của điện ảnh Ấn Độ. Bộ phim do diễn viên nổi tiếng Aamir Khan làm đạo diễn đã được giới phê bình đánh giá cao vào năm 2007.
Phim kể về một đứa trẻ mắc chứng khó đọc, nhưng không được sự quan tâm đúng mức của gia đình cũng như nhà trường. Em bị chuyển vào trường nội trú, với kỉ luật và hình phạt hà khắc, em dần biến thành một đứa trẻ cô độc và trầm tính.Một thầy giáo môn hội họa dạy thay đã nhận ra, đồng cảm và giúp đứa bé “lười nhác, điên khùng, bét bảng” thành một vì sao lấp lánh. Ở cuộc thi vẽ, khi Ishaan ôm chầm lấy người thầy giáo, nước mắt rơi, mà miệng vẫn cười, rồi sụt sịt hết cả nửa tiếng sau đó. Diễn xuất xuất sắc của diễn viên nhí Safary trong vai Ishaan cũng đem lại sự xúc động đáng kể cho bộ phim.
Tình cảm thầy trò xúc động giữa họ đồng thời cũng đã chuyển tải thông điệp “Tất cả những đứa trẻ đều đặc biệt và hết sức tuyệt vời. Mỗi đứa bé chính là một ngôi sao trên trái đất” một cách rất nhẹ nhàng.
Like Stars on Earth là một bộ phim tuyệt vời về trẻ em nhưng tất cả những người lớn đều nên xem để nhìn lại cách giáo dục sai lệch của mình. Thành công của cậu bé khiếm khuyết đã gián tiếp phê phán cách giáo dục khiên cưỡng và sự thiếu quan tâm của gia đình, có thể giết chết những tài năng tương lai.
[poll id=”154″]