Trang chủ » Chuyện làng game » Những bộ phim hoạt hình mà người lớn cũng phải rơi lệ

Những bộ phim hoạt hình mà người lớn cũng phải rơi lệ

Team XemGame | 02/06/2016 18:11

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Những bộ phim hoạt hình này dưới đây không chỉ dành riêng cho trẻ con, bởi những triết lý và tính nhân văn sâu sắc được đề cập đến.

*Lưu ý: Bài viết tiết lộ trước nội dung một số bộ phim

phoathinh_2_6_2016_1.JPG (1024×512)

Inside Out (2015): Bộ phim hoạt hình thứ 15 của xưởng Pixar kể về cuộc đời của Riley diễn ra cùng lúc ở hai nơi: San Francisco – nơi cô bé vừa chuyển đến sống cùng cha mẹ, và bên trong tâm trí – nơi năm cảm xúc Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Giận dữ và Chảnh chọe được nhân cách hóa và ngự trị. Trong lúc thích nghi với môi trường mới, nhiều sự kiện không may khiến Vui vẻ và Buồn bã lạc khỏi “trung tâm điều khiển cảm xúc”, biến Riley trở nên vô cảm. Với ý tưởng sáng tạo nhưng chứa đựng nhiều thông điệp xúc động về tình cảm gia đình, Inside Out giống như chuyến hành trình cảm xúc, đưa cả trẻ em lẫn phụ huynh đi từ những trận cười sáng khoái cho tới những giây phút trầm lắng. Ảnh: Disney

phoathinh_2_6_2016_2.JPG (1024×500)

Toy Story 3 (2010): Không đơn thuần là những câu chuyện hài hước xoay quanh nhóm đồ chơi của cậu bé Andy, phần ba của Toy Story đem đến cho người xem, đặc biệt là lớp khán giả trưởng thành, những cảm xúc bồi hồi khó tả. Chuyện phim diễn ra khi cậu chủ Andy chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa đại học, phải từ bỏ những người bạn thân thuở ấu thơ của mình. Cuộc chia tay ở trong phim gợi nhắc khán giả nhớ đến việc mỗi người phải từ bỏ tuổi thơ để có thể trưởng thành. Ảnh: Disney

phoathinh_2_6_2016_3.JPG (1024×571)

Up (2009): Sau khi người vợ yêu dấu Ellie qua đời, ông lão Carl Fredrickson sống trong cô độc và xa lánh mọi người. Trước nguy cơ bị đẩy vào viện dưỡng lão, Carl quyết định “mang đi” cả căn nhà bằng chùm bong bóng đủ màu sắc để phiêu lưu đến những vùng đất mà vợ ông khi còn sống chưa thể đặt chân tới. “Vướng theo” ngôi nhà bay là Russell, cậu nhóc hướng đạo sinh mập mạp. Chính chú bé hồn nhiên đã giúp ông lão thoát khỏi vỏ bọc cô độc bấy lâu. Phân cảnh đầu phim mô tả lại cuộc hôn nhân của Carl và Ellie lấy đi nhiều nước mắt khán giả bởi nó thể hiện mối tình đẹp giữa hai nhân vật từ thuở thiếu thời cho tới lúc đầu bạc răng long. Ảnh: Disney

phoathinh_2_6_2016_4.JPG (1024×595)

The Boy in the Striped Pyjamas (2008): Không có một giọt máu, vết thương, hay cảnh tra tấn tàn bạo nào, nhưng những hình ảnh ẩn dụ về tội ác tàn bạo trong bộ phim của đạo diễn Mark Herman khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh. Tình bạn giữa Bruno – con trai một sĩ quan lính phát xít Đức và Leon – tù nhân Do Thái, vượt qua mọi thách thức. Hàng ngày, hai cậu bé 8 tuổi hẹn nhau trong bí mật ở một góc của hàng rào dây kẽm gai trại tập trung để cùng nô đùa. Sự gắn bó giữa hai đứa trẻ cứ thế lớn dần, cho tới một ngày Bruno quyết định mặc thử bộ đồ của Leon để vào thăm bạn đúng lúc bi kịch lớn ập xuống. Ảnh: Disney

phoathinh_2_6_2016_5.JPG (1024×687)

Bridge to Terabithia (2007): Các bộ phim của Disney hoặc chuyển thể từ văn học thiếu nhi thường đem đến cái kết có hậu, nhưng Bridge to Terabithia thì khác. Đôi bạn Lessie Burke (AnnaSophia Robb) và Jess Aarons (Josh Hutcherson) cùng nhau xây dựng vương quốc tưởng tượng đầy mê hoặc trong khu rừng mà chúng thường chơi đùa. Đối với một cậu bé u sầu, thì Lessie giống như nguồn sáng giúp Jess mở lòng, tiếp cận những điều mới mẻ. Nhưng bi kịch ập đến khi chính sợi dây dẫn đường tới vương quốc mộng mơ lại cướp đi sinh mạng của Lessie. Lời nói “hẹn gặp lại” cuối cùng trong mưa của cô bé giống như giấc mơ không bao giờ kết thúc, mãi còn trong trái tim Jess. Ảnh: Disney

phoathinh_2_6_2016_6.JPG (1024×576)

The Iron Giant (1999): Trước khi nổi danh với loạt Fast & Furious, Vin Diesel có lần ghi dấu ấn bằng chất giọng trầm ấm qua tác phẩm hoạt hình của Warner Bros. Ở The Iron Giant, tài tử lồng tiếng cho một chú robot khổng lồ, từ vũ trụ đáp xuống Trái đất mà không thể nhớ nổi mục đích mình tới đây do gặp trục trặc khi va chạm. Tình bạn kỳ lạ giữa sinh vật cơ khí và cậu bé đầu tiên mà nó gặp gỡ trong rừng đã cảm hóa cỗ máy vô tri, khiến nó sẵn sàng bảo vệ người bạn mới, thậm chí hy sinh tính mạng ở cuối phim để tránh việc bản thân bị lợi dụng như một thứ vũ khí hủy diệt. Ảnh: Warner Bros.

phoathinh_2_6_2016_7.JPG (1024×576)

My Girl (1991): Tác phẩm là những lát cắt ngọt ngào về mối quan hệ trong sáng giữa hai đứa trẻ đang ở tuổi mới lớn là Vada Sultenfuss (Anna Chlumsky) và Thomas J. Sennett (Macaulay Culkin). My Girl của đạo diễn Howard Zieff sở hữu nhiều cảnh quay “cướp nước mắt” người xem, nhất là khi hai cô cậu nhóc ngày một thân thiết thì biết tin sắp phải chia xa. Phim không đi theo chuẩn mực thường thấy của dòng thiếu nhi khi còn mạnh bạo đề cập đến cả tình yêu đôi lứa lẫn cái chết. Ảnh: Columbia Pictures

phoathinh_2_6_2016_8.JPG (1024×677)

The Never Ending Story (1984): Nhân vật chính trong phim là Bastian (Barret Oliver), một cậu nhóc đáng thương hay bị bắt nạt ở trường học. Một cuốn sách cổ bất ngờ đưa cậu đến thế giới thần tiên Fantasia, biến Bastian trở thành người hùng đi giải cứu các sinh vật huyền thoại thoát khỏi thế lực bóng tối. Đây là tác phẩm giàu tính nhân văn với nhiều phân đoạn tạo cảm xúc mãnh liệt. Chẳng hạn như khi chú ngựa cưỡi trung thành Artax của Bastian bị ngập trong Vũng lầy của Nỗi buồn. Dù tìm đủ mọi cách, cậu bé vẫn phải chứng kiến cảnh người bạn thân chìm dần xuống lớp bùn đen. Ảnh: Warner Bros.

Nguồn : Zing

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày