Sau Mesut Ozil, nhân vật thứ 2 trong series những cầu thủ bị quên lãng sẽ là một trong những tiền vệ đa năng nhất trong FO3, Kevin-Prince Boateng.
Trong những ngày đầu tiên của FIFA Online 3 tại Việt Nam, Kevin-Prince Boateng từng là một cầu thủ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, khi các thẻ mùa giải mới xuất hiện, đem lại cho người chơi nhiều sự lựa chọn hơn, tiền vệ người Ghana không tài nào giữ đươc vị trí trong đội hình các câu lạc bộ.
Hãy cùng Xemgame.com tìm hiểu về anh chàng tiền vệ lắm tài nhiều tật này.
Tại sao Boateng lại bị lãng quên?
Dù đa phần người chơi FO3 sử dụng Boateng đều có ấn tượng tốt với anh, nhưng sự thất thường của anh lại là 1 trở ngại lớn ngăn cản những người chơi khác chọn anh vào đội hình của anh.
Ngoài trừ mùa giải ’11, độ ổn định của Boateng ở những mùa giải khác không thực sự cao, điều này càng thể hiện rõ hơn khi các huấn luyện viên sử dụng Boateng từ level 17 trở lên. Lúc này, “căn bệnh” Handicap sẽ ám ảnh Kevin-Prince Boateng, khiến người chơi đôi lúc phải bực mình vì những pha xử lý ngớ ngẩn của anh.
Bên cạnh đó, tiền vệ từng thi đấu cho AC Milan không phải mẫu cầu thủ rê dắt tốt, chưa kể đến việc anh “bị ám” bởi chỉ số ẩn Dễ chấn thương (Injury Prone) cũng khiến các huấn luyện viên phải hết sức cẩn thận mỗi khi Boateng cầm bóng.
Chỉ số của Boateng cũng không thực sự nổi bật khi so sánh với những cầu thủ khác, đặc biệt là thể lực của anh chỉ ở mức trung bình khá (trừ mùa ’11).Trước khi mùa giải 14’ ra mắt người chơi, anh thậm chí còn bị giảm chỉ số sau 1 thời gian dài chấn thương.
Tàn, nhưng không phế
Điểm mạnh lớn nhất của Boateng nằm ở sự đa năng của anh. Dù là thẻ mùa giải nào, anh hoàn toàn có thể chơi tốt ở hấu hết các vị trí trên sân (tất nhiên là ngoại trừ vị trí thủ môn). Với bộ chỉ số rất đồng đều, anh là phương án thay thế hoàn hảo cho các huấn luyện viên khi các vị trí trong đội hình bị khuyết do chấn thương hoặc cầu thủ không đạt phong độ cao.
Không quá nổi trội về kỹ thuật cũng như khả năng tổ chức tấn công , nhưng bù lại, Boateng lại mẫu cầu thủ công thủ toàn diện, một điểm rất hiếm thấy ở những cầu thủ có mức giá không cao như tiền vệ người Ghana. Tuy nhiên, các huấn luyện viên nên tránh tình trạng lạm dụng thể lực của Boateng để tránh tình trạng anh kiệt sức vào 30 phút cuối của trận đấu.
Vị trí sở trường của anh là tiền vệ tấn công, nhưng anh mạnh mẽ và năng nổ hơn rất nhiều so với những CAM khác. Anh không hề e ngại những pha tranh chấp tay đôi và đặc biệt thích hợp với những huấn luyện viên sử dụng lối chơi gây áp lực lớn ngay từ phần sân của đối phương,
Điểm lợi hại nhất của Boateng khi tham gia tấn công chính là những cú sút xa đầy uy lực. Tuy không hiểm hóc và có độ xoáy cao, nhưng bóng thường đi rất căng. Kể cả khi bị tì đè, anh vẫn có thể tung ra những cú sút xa mạnh như búa bổ. Những ai muốn chiêu mộ Boateng vào đội hình cần lưu ý chỉ sử dụng D hoặc DD thay vì ZD.
Các thể mùa giải đáng chú ý của Kevin-Prince Boateng:
Mùa ’11: Đây là mùa giải Boateng đang thi đấu cho AC Milan, đồng thời cũng là mùa giải ổn định nhất của anh. Khả năng chuyền bóng, thu hồi bóng, và đặc biệt là thể lực đều hơn hẳn những mùa còn lại.
Chỉ số ẩn: Hay xoạc bóng (Dives into tackles), Tinh tế (Flair).
Giá bán của Kevin Prince Boateng mùa 14: 299,000 EP (Thẻ +2).
Mùa WC: Ở mùa giải này, khả năng tấn công của Boateng được cải thiện đáng kể. Ngoài khả năng chạy chỗ được cải thiện, những cú sút xa của anh cũng nguy hiểm rất nhiều. Tuy nhiên, thể lực của Boateng lại sụt giảm khá nhiều, chưa kể đến sự xuất hiện của chỉ số ẩn Dễ chấn thương.
Chỉ số ẩn: Dễ chấn thương, Tinh tế, Sút xa (Long shot taker).
Giá bán của Kevin Prince Boateng mùa WC: 100,000 EP (Thẻ +1).
Một cầu thủ có thể chơi nhiều vị trí, không kén người dùng như Kevin-Prince Boateng hẳn sẽ phù hợp với những huấn luyện viên ưa thích những cầu thủ đa năng. Ngoài ra, nếu bạn cần một cầu thủ dự bị cho Pogba hoặc Yaya Toure ở vị trí tiền vệ box-to-box, Kevin-Prince Boateng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.