Tôi chưa bao giờ quan tâm nhiều về các họa sĩ thời xưa hay là lịch sử về các họa sĩ Châu Âu. Nhưng khi xem được các bức họa Anime này, tôi phải xem lại điều đó.
Nhưng tôi lại biết về Vincent Van Gogh là một danh họa người Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng, một trong ba danh họa vĩ đại cuối thế kỉ 19. Ông là một họa sĩ đa tài, kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai trường phái với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng.
Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình. Vì thế tôi bắt đầu tìm hiểu về ông và những tác phẩm do ông sáng tác, nó thật độc đáo và cuốn hút tôi, cứ mỗi khi tìm được một tác phẩm ưng ý thì tôi sẽ đặt nó ngay vào màn hình điện thoại của mình.
Điển hình như tác phẩm Hoa hướng dương của Van Gogh trên Blue (1889). Trong bức tranh có nhiều điểm thú vị cùng với cách mà ông pha màu làm cả bức tranh như chuyển động với người xem và mọi thứ điều mang phong cách rất riêng. Và điều thú vị hơn là khi đưa vào anime càng làm tôi thích thú hơn.
Được mượn từ các bức vẽ kiệt tác, nhưng khi được phối lại theo phong cách anime thì quả là tuyệt vời, có thể ví như nàng tiên bước ra từ những trang sách mới. Như trong cuốn sách “Eshi de Irodoru Sekai no Meiga” hay được biết như “Thế giới sắc màu của các kiệt tác qua bàn tay biến hóa của các họa sĩ”, với hơn 43 họa sĩ từ anime, manga và trong videogames họ đã dùng bàn tay khéo léo của mình phối lại các kiệt tác nghệ thuật. Cuốn sách mới này gần đây đã được chia sẽ trên DreamNews và được trải rộng trên mạng lưới toàn cầu, những nhà phê bình đã đăng tải các bài viết cho việc không chấp nhận cách vẽ như vậy vì nó có thể làm lu mờ giá trị thật của các tác phẩm nghệ thuật và làm thay đổi thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, làm sai lệch bối cảnh lịch sử.
Tôi không đồng ý với quan điểm như vậy bởi gì nó có gì xấu khi các họa sĩ có quyền tự do làm như vậy để phục vụ cho mục đích giải trí chứ không phải để truyền bá thông điệp sai lệch như các nhà phê bình đã nhận xét. Các nhà bình luận phản đối dữ dội làm cho tôi có cả giác như họ xem những tác phẩm được phối theo phong cách anime là một thứ không nên so sánh với các kiệt tác trước đó và những người cuồng anime mới đánh giá cao những tác phẩm nghệ thuật trong cuốn sách đó. Ngay từ đầu, tôi đã suy nghĩ quá xâu xa hay chăng và tôi nghĩ mình cũng là một người cuồng anime nên mới cảm thấy thích thú vào những bức họa phong cách anime đấy. Nhưng tôi viết bài này không phải để khẳng định mình là 1 Otaku mà là tôi muốn nhận định lại một điều. Theo lẽ thường tình thì hầu hết trong giới trẻ trong thời đại này đều thích những cái gọi là phá cách, họ cần cái gì đó bức phá, không phải lịch sử lúc nào cũng là sự thật, cho nên những tác phẩm anime phá cách như vậy không có gì là sai cả.
Nét đẹp của cuốn sách không chỉ nằm duy nhất ở tác phẩm “Hoa hướng dương” như tôi đã tập trung vào nó quá nhiều. Bạn sẽ thấy có nhiều tác phẩm còn tuyệt với hơn nếu theo cách nghĩ của bạn.Sau đây là 3 lí do tại sao anime có thể thấy thế các kiệt tác của các danh họa nổi tiếng cuối tk 19:
Lí do thứ 1:
Nghệ thuật ở đây chính là làm sao vẫn có thể giữ được chất riêng trong từng tác phẩm như phiên bản gốc và giữ được “anime art phá cách giống như chiếc gương soi vào bản gốc một cách tự nhiên và chân thật nhất” (à, tôi đang trích dẫn lời của shakespeare’s )
Phiên bản anime “Hoa hướng dương” thực sự phản ánh được nét chân thật, bản chất mà thời đại chúng ta đang sống, bức tranh rất sinh động và bức phá như phong cách anime mà chúng ta tường biết. Nếu như bạn nghĩ về:
+ Toàn cầu hóa và mối liên kết giữa các quốc gia với nhau :
“Hoa hương dương” như các cô gái đang gọi mời từ đất nước Nhật bản mặt dù anime ban đầu được lấy cảm hứng từ Disney của Mĩ. Với khung cảnh lấy từ bản gốc của Van Gogh và nét sáng tạo các cô gái đứng tạo dáng trên các bông hoa lung linh sắc màu. Đó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa các nền văn hóa Trung Đông, Nam mĩ và Tây Âu cùng hòa vào trong một bức ảnh.
+ Nghệ thuật dành cho tất cả mọi người:
Hầu hết các bức tranh của Van Gogh được chọn lựa khá chau chốt, hiếm và rất đắc tiền. Thậm chí ngay cả những năm 80 của tk 19 , những bức ảnh này chỉ được thấy trong giới thượng lưu. Như bạn cũng biết Anime và Cartoon luôn được chào đón hầu hết mọi lứa tuổi và dĩ nhiên là mọi tầng lớp đều có thể xem và thưởng thức mà không phân biệt dù bạn đang ở vị trí nào trong xã hội.
Nếu đặt hai trường hợp trên mà xét thì theo như quy cũ thì nhu cầu giải trí chỉ dành cho giới thượng lưu thôi. Nhưng ở thời đại như bây giờ thì điều đó hết sức vô lí.
+ Thực tại với thế giới ảo:
Những bậc danh họa xưa thường tập trung vào những sự mộc mạc của cuộc sống đời thường đưa vào tranh vẽ của mình, những viên ngọc quý mà họ tích lũy hằng ngày sẽ là một món quà vô giá từ những thứ tưởng như tầm thường, bệnh tật, nghèo khổ, và những hạn chế của công nghệ vào thời điểm đó. Trong thời hiện đại, anime và videogame thường tập trung vào sự kì quái, hư cấu, những thứ không có thật để chúng ta khát khao và dần dần bị cuốn vào thế giới ảo, tín đồ của game giả lập và sự ra đời của những thiết bị công nghệ mới cũng xuất phát từ đó.
Lí do thứ 2:
Cách thưởng thức “Khung ảnh” cũng khác với bây giờ.
Vào những 1880 , người mua và người hỗ trợ các nghệ sĩ là những người rất giàu có thường có thị hiếu cao. Họ không muốn có một thứ gì mà nhiều người có được hay trưng bày một thứ gì tầm thường trong phòng khách vì thế loại hình nghệ thuật này thường được sản xuất trong suốt thời gian này thường là những bức tranh nhỏ và giới giàu có sẽ mua chúng sau đó họ sẽ trưng lên phòng khách.
Đến năm 2010, mọi thứ điều có trên mạng trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng và được phát sóng trực tiếp trên màn hình. Có rất nhiều chương trình thú vị nhưng chỉ một số ít nghệ sĩ tham gia vào những chương trình ấy. Chủ yếu là các nghệ sĩ sẽ tạo ra và chia sẽ tác phẩm nghệ thuật của họ trên trực tuyến, đó cũng là một hình thức cạnh tranh thu hút sự chú ý của công chúng. Vì thế xu hướng này trở nên phổ biến, khái niệm điên rồ và linh hoạt , và các nhân vậy ngày càng cuốn hút hơn khiến cho người ta khi đặt mắt vào chỉ muốn đặt ngay một tấm ảnh làm ảnh nền máy tính hoặc điện thoại.Các nghệ nhân không cần giàu có họ sống bằng đam mê, chỉ cần vẫn còn fan yêu thích những tác phẩm của họ và xem đó như một sự đền bù xứng đáng.
Lí do thứ 3:
Nghệ thuật ngày càng tân tiến:
Nếu nhìn kĩ lại các bức họa thời xưa hầu hết đều dùng những loại màu thô sơ, không tươi sáng và còn ít màu sắc đây là trở ngại khá lớn cho các họa sĩ thời bấy giờ. Nếu so với thời hiện đại màu sắc ngày càng có nhiều màu sắc và các loại tranh 3D ra đời được công chúng rất ưa chuộng. Với thao tác đơn giản chỉ cần đưa ảnh vào máy tính dùng phần mềm chỉnh lại độ sáng và màu thích hợp cho tranh thì người họa sĩ đã có một tác phẩm ưng ý.
Vì vậy việc tổng hợp các kiệt tác của các danh họa xưa quả là một sáng kiến rất độc đáo. Mỗi tác phẩm là một mốc thời gian khá quan trọng, nó phản ánh từng gian đoạn trong lịch sử, đấu tranh vì nghệ thuật, phản ánh góc nhìn của thời đại đó. Ta có thể thấy được những thay đổi, tiến bộ trong từng thời kì, phong cách sáng tác và cách pha màu cũng khác với từng thời kì. Nhưng các fan thời hiện đại này họ có cách nhìn khác, tôi nghĩ nó rất chân thật vì hầu hết mọi người có lẽ thích phiên bản anime hơn, vì nó mang lại nhiều màu sắc, tươi sáng hơn,kì thú và mang cảm giác huyền bí hơn và hơn hết đó là những art tràn ngập màu sắc.
Theo tôi, phong cách vẽ anime không nên phê phán sai lệch như vậy vì đó có thể mang phong cách riêng của họ chứ không phải là “đạo” lại những kiệt tác. Nó sẽ hay hơn khi họ viết ” Hãy nhìn xem thật tuyệt vời, chúng tôi yêu hội họa Nhật Bản, chúng tôi rất ấn tượng , nó có thể sẽ trở thành một trào lưu mới và đưa nền văn hóa của Nhật Bản kết nối với thế giới”-[thế tại sao bạn không đến Nhật chơi một lần]…Vì thế tôi tin rằng trong tương lai sẽ có nhiều bức phá lớn hơn, mở ra một tầm nhìn mới về văn hóa Đông-Tây.
Nguồn : manganetworks