Cùng điểm lại những gì đã từng xuất iện ở làng điện ảnh thế giới.
Sự xuất hiện của màu sắc đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành điện ảnh, khiến những về làng điện ảnh thếtrải nghiệm mà các bộ phim mang đến cho người xem là sống động và gần với cuộc sống thực hơn cả. Việc mang những bản màu sắc từ cuộc sống hàng ngày vào màn hình đã “lật đổ” hoàn toàn cách xem phim trước đây, khán giả cảm thấy gần gũi hơn với những gì đang diễn ra trước mắt họ, và việc truyền tải câu chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Kể từ khi ra đời, ngành công nghiệp điện ảnh đã liên tục đổi mới, phát triển để theo kịp thời đại và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khán giả, cả trong cách truyền tải câu chuyện và kỹ thuật chuyên môn. Các nhà sản xuất, đạo diễn và nhà làm phim luôn luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng “Những thứ gì khác có thể được sử dụng?”, hay “Chúng ta có thể dùng nó theo một cách khác được không?”. Theo hướng đi này, ngành điện ảnh đã tiến hóa không ngừng song vẫn giữ gìn được những yếu tố cốt lõi nhất.
Sau đây là danh sách những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử điện ảnh, đưa ta ngược dòng thời gian từ thưở “sơ khai” tới ngành công nghiệp “tỷ-đô” như hiện nay. Một số phát minh (như âm thanh) đã trở thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất phim ảnh hiện nay, trong khi đó một số khác chỉ được dùng cho những mục đích nhất định (như IMAX). Tuy nhiên, vào thời điểm mới ra đời, bất cứ thành tựu nào cũng được coi là chìa khóa để ngành điện ảnh bước vào một kỷ nguyên mới.
1. Âm thanh
Năm 1927 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh mà một lượng lớn khán giả có thể xem (và nghe) một bộ phim với âm thanh và những đoạn hội thoại cùng một lúc: “The Jazz Singer” đã đạt được thành công vang dội và mở đường cho sự phát triển của “phim nói” (nay được gọi là phim … bình thường).
Âm thanh ngay lập tức trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình làm phim. Tuy nhiên kỹ thuật mới này vẫn gặp phải một số (rất) ít sự phản đối, chủ yếu từ các đạo diễn bởi họ cho rằng để diễn viên nói trực tiếp trên màn hình sẽ làm giảm tác động của bộ phim đến người xem. “Vua hề” Charlie Chaplin là một trong những người nổi tiếng nhất thuộc nhóm này, ông có vẻ không mấy hứng thú với việc kết hợp âm thanh vào những tác phẩm đậm tính “tượng hình” của mình.
Trước khi xuất hiện “phim nói”, mọi âm thanh mà khán giả nghe được ở rạp chiếu phim là những bản nhạc bật trực tiếp, mọi lời thoại của diễn viên được viết trên những tấm biển intertitle (bảng nội đề). Những thử nghiệm với âm thanh trong phim ảnh đã bắt đầu từ năm 1914, và thực sự có bước tiến triển đáng kể với dự án Vitaphone của Warner Bros., khi mà họ đã sản xuất thành công một đoạn phim ngắn với âm thanh đồng bộ.
Mặc dù ngày nay, việc đi xem một bộ phim “câm” là khá … ngớ ngẩn với nhiều người, song trước năm 1927, ngành điện ảnh vẫn phát triển rực rỡ với cách làm này. Thậm chí tới ngày nay vẫn còn có những bộ phim câm được sản xuất và có chất lượng rất cao như “The Artist” (2011) của đạo diễn Michel Hazanavicius. Song vẫn phải khẳng định, sự xuất hiện của âm thanh là một trong những bước ngoặt lớn nhất của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới.
2. Dolly
Dolly camera là một phát minh vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ hoạt động quay phim, mang tới những thước quay tĩnh và tổ chức khung hình khoa học như dạng sân khấu. Dolly là kỹ thuật giúp máy quay di chuyển “mượt” trên một đường cố định bằng cách gắn nó lên trên những bánh xe; để có được những thước phim ổn định nhất có thể, dolly thường có thêm cả một đường băng.
Segundo de Chomón vẫn thường được cho là người đã phát minh ra dolly; ông đã từng thử nghiệm việc lắp bánh xe vào camera từ năm 1907, một thập kỷ trước khi những phương pháp tương tự được áp dụng phổ biến trong ngành điện ảnh. Sức nặng của máy quay có ảnh hưởng lớn tới định dạng của những thước phim dolly, qua thời gian kỹ thuật này đã có nhiều phát triển và giờ đây những nhà quay phim còn có thể ngồi bên cạnh camera khi nó di chuyển.
Sau này, dolly còn bổ sung thêm những chiếc “cần cẩu” để nâng lên hạ xuống camera, cho phép làm nên những cảnh quay còn sáng tạo hơn nữa. Một cảnh quay đặc biệt nổi bật từ kỹ thuật này là dolly zoom: vật thể tiến gần tới ống kính, đồng thời cảnh nền cũng dần dần dịch xa khỏi khung hình (hoặc ngược lại) vô cùng “mượt” nhờ chuyển động của những bánh xe dolly.
3. Màu sắc
Sự xuất hiện của màu sắc đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành điện ảnh, khiến những trải nghiệm mà các bộ phim mang đến cho người xem là sống động và gần với cuộc sống thực hơn cả. Việc mang những bản màu sắc từ cuộc sống hàng ngày vào màn hình đã “lật đổ” hoàn toàn cách xem phim trước đây, khán giả cảm thấy gần gũi hơn với những gì đang diễn ra trước mắt họ, và việc truyền tải câu chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Những thử nghiệm đầu tiên về “phim màu” xuất hiện vào khoảng đầu của thế kỷ 20, với rất ít lựa chọn về màu sắc. Cho tới năm 1932, khi Technicolor giới thiệu bản thể ba màu trên các cuộn phim, và những bản màu trên phim trở nên hoàn chỉnh hơn hẳn.
Tới đầu thập niên 50, việc sản xuất phim màu trở nên dễ dàng hơn nhiều và được đón nhận vô cùng rộng rãi. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà kỹ thuật này đã chứng minh được tiềm năng nghệ thuật xuất sắc mà nó có thể mang tới, với ví dụ điển hình nhất là bộ phim kinh điển “The Wizard of Oz” (1939).
4. Màn hình rộng
Điện ảnh là một môn nghệ thuật phải luôn luôn biến đổi để liên tục thích nghi với những chuyển biến trong văn hóa và công nghệ, tìm ra nhiều cách làm mới để mang đến những trải nghiệm không bao giờ lạc hậu. Một ví dụ điển hình về quá trình “lột xác” liên tục này là sự ra đời của trình chiếu màn hình rộng. Trong thập kỷ đầu tiên của mình, phim ảnh xuất hiện trên màn hình (gần) vuông với tỉ lệ 1:1,33, nhưng các nhà sản xuất và đạo diễn nhanh chóng bắt đầu tìm cách làm cho hình ảnh của mình rộng và lớn hơn.
Mọi công ty lớn đều đầu tư vào mảng này, nhưng bước nhảy vọt lớn nhất xuất hiện sau khi TV được phát minh, ban đầu cũng có khung hình 1:1,33 tương tự như ngoài rạp, và khi loại hình ảnh này trở nên phổ biến tại mọi gia đình, các nhà làm phim hiểu rằng họ cần phải nâng cấp hiệu ứng hình ảnh để thu hút khán giả ra rạp. Đây cũng là thời điểm mà những thước phim với kích cỡ lớn: 65 – 70mm và cả ống kính anamorphic 35mm ra đời, dẫn tới hình ảnh thu được trở nên rộng hơn rất nhiều.
Thập niên 50 và 60 chứng kiến rất nhiều tác phẩm với định dạng màn hình rộng đạt được thành công, và cuối cùng dẫn tới kết quả là ngày nay tỷ lệ 1:1,85 và 1:2,65 trở thành lựa chọn chính của hầu như tất cả các đạo diễn.
5. Steadicam
Cuối thập niên 70, rất nhiều loại camera mới được thử nghiệm với mục đích giúp những cảnh quay bằng tay được cố định như ở dolly. Bộ não đằng sau những mô hình này là nhà quay phim Garrett Brown, ông luôn cố gắng để làm ra một hệ thống phân phối trọng lượng giúp ổn định khung hình trong khi quay bằng tay.
Sản phẩm cuối cùng là một chiếc camera kết nối trực tiếp với người quay phim qua một bộ vest đặc biệt; cánh tay chuyển động của bộ vest giữ chiếc Steadicam luôn luôn cân bằng, và nhờ thế hình ảnh không bị rung dù người thực hiện có chuyển động thế nào đi chăng nữa. Garrett Brown đã áp dụng phát minh này của mình vào bộ phim “The Shining” (1980), và thực hiện được nhiều cảnh quay tuyệt đỉnh (như cảnh chạy qua mê cung hay phi xe đạp qua sảnh khách sạn).
Steadicam ngay lập tức được công nhận là một công cụ làm phim vô cùng hữu dụng, và tất nhiên vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay. Trên thực tế, công nghệ Steadicam đã phát triển để hỗ trợ nhiều dạng máy quay khác, như camera kỹ thuật số hay IMAX.
Theo Taste of Cinema