Bài viết bên dưới là thống kê cho những tình huống oái ăm nhất mà những Otaku đều gặp qua.
Cảm thấy quá mệt mỏi để giải thích cho người khác rằng anime và cartoon là không giống nhau? Cố gắng giải thích cho cha mẹ rằng anime và manga không chỉ dành cho trẻ em? Đó là một vài tình huống khó đỡ mà các otaku thường gặp phải trong cuộc sống.
Trong tiếng “lóng” của ngôn ngữ Nhật bản, cụm từ “otaku” thường dùng để chỉ bộ phận mọt sách, những người thường có đam mê đến độ ám ảnh với máy tính, anime, manga hay các dạng văn hóa phổ biến khác mà ảnh hưởng tới kỹ năng xã hội của mình. Về cơ bản, “otaku” thường được nhắc đến với ý nghĩa tiêu cực trong tiếng Nhật, nó được dùng cho những ai không có một cuộc sống thực (cuộc sống xã hội, tình ái…). Đối với văn hóa nước ngoài, từ này cũng hay được sử dụng để nói tới ai đó nghiền anime/manga và có ứng xử xã hội quái dị.
Nhưng một fan anime chân chính sẽ chẳng màng tới xã hội nói gì và cảm thấy tự hào được là một “otaku”. Tuy nhiên, là fan của bất cứ cái gì thì cũng thường dẫn đến các rắc rối của riêng nó, và anime cũng phải một ngoại lệ. Dưới đây là 15 tình huống “oai oăm” mà mọi fan anime hay “otaku” thường trải qua:
1. Khi bạn không thể quyết định giữa phiên bản phụ đề hay lồng tiếng.
2. Khi bạn bắt đầu ứng xử như một nhân vật anime nào đó ở nơi công cộng và chẳng hề nhận ra mình đang làm thế.
3. Khi tỏ ra “fangirl” hoặc “fanboy” quá đà về một anime nào đó mà khiến người thường cảm thấy sợ hãi.
4. Khi bạn mơ giữa ban ngày về một anime/manga mới nhất nào đó mà mình đang “nghiền”.
5. Khi bạn không thể kiểm soát cảm xúc trong lúc giải thích bộ anime ưa thích của mình cho bạn bè.
6. Khi ai đó xúc phạm cặp đôi nhân vật ưa thích của bạn.
7. Khi bạn cố gắng giải thích cho cha mẹ rằng anime và manga không chỉ dành cho trẻ em.
8. Khi bạn không thể quyết định được nên đọc manga hay xem anime.
9. Khi nhân vật anime ưa thích của bạn bị chết.
10. Khi bạn bắt đầu sử dụng từ tiếng Nhật trong cuộc sống thường ngày.
11. Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi để giải thích cho người khác rằng anime và cartoon là không giống nhau.
12. Khi chờ đợi hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí hàng năm cho một tập anime hoặc chương manga mới được phát hành.
13. Khi bạn gặp ai đó cũng thích bộ anime/manga giống với mình.
14. Khi bạn phát triển tình cảm với một nhân vật anime.
15. Khi bạn cố gắng chứng minh rằng mình xem hentai chỉ vì “cốt truyện”.
Nguồn : GameK