Câu chuyện “Quan Vũ mất Kinh Châu” từ trước đến giờ đều là một trong những chủ đề thuộc hàng “hot” nhất về đề tài Tam Quốc. Đã có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc “Ai chịu trách nhiệm cho việc mất Kinh Châu?”
Mất Kinh Châu, tất nhiên là đã có sai lầm. Ở đây được phân chia ra thành 3 loại: Sai lầm về chiến lược, sai lầm về nhân sự, sai lầm về tình báo và phân tích tình báo. Quan Vũ chủ động xuất binh đánh Tương-Phàn đã tạo điều kiện cho Lã Mông tập kích Kinh Châu, và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà Thục mất Kinh Châu.
Có ý kiến cho rằng việc xuất binh này không phải lỗi của nhà Thục, bởi nó phù hợp với Long Trung Đối của Gia Cát Lượng – vốn được Lưu Bị xem là kim chỉ nam, là chiến lược chủ chốt trong các hoạt động chính trị – quân sự.
Có phải vì kiêu ngạo mà Quan Vũ phải gánh lấy cái chết, dẫn đến việc sụp đổ nhà Thục?
Long Trung Đối của Gia Cát Lượng chỉ rõ: “Nếu có thể gộp hai châu Kinh, Ích, giữ vững nơi hiểm trở, mặt tây hòa rợ Nhung, mặt nam phủ dụ Di Việt, bên ngoài giao kết với Tôn Quyền, bên trong sửa sang chính trị, chờ khi thiên hạ có biến, ra lệnh cho một thượng tướng từ Kinh Châu đánh sang Uyển, Lạc, còn tướng quân đem binh Ích Châu tiến ra Tần Xuyên, trăm họ chẳng mang giỏ cơm bầu nước ra nghênh đón tướng quân ư? Được như vậy tất thành bá nghiệp, phục hưng nhà Hán”.
Như vậy, dường như việc Quan Vũ đánh Tương Phàn là phù hợp với chủ trương chung của Thục. Trong mắt Tào Ngụy, viễn cảnh Quan Vũ lấy được Tương Phàn thật sự khủng khiếp, bởi sau Tương Phàn là Tân Dã, Uyển Thành, Lạc Dương. Địa hình trống trải ở địa khu này (không có thiên hiểm, không có đồi núi ngăn trở) là mối de dọa nghiêm trọng cho Tào Tháo. Đến nỗi Tào Tháo phải run sợ và đã có ý định dời đô.
Nhưng sự khác thường ở đây lại là: “Thiên hạ có biến”
Chỉ khi “Thiên hạ có biến”, thì việc “ra lệnh cho một thượng tướng từ Kinh Châu đánh sang Uyển, Lạc” mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là vô dụng. Chúng ta đều biết, trong thời chiến loạn của Trung Quốc, phương Bắc luôn chiếm ưu thế so với phương Nam vì lợi thế kỵ binh, huống hồ Bắc Ngụy lại có thêm những điều kiện vượt trội so với Tây Thục và Đông Ngô về nhân lực, địa lý,…
Vậy lúc Quan Vũ tấn công Tương Phàn, có thể xem là thời điểm thích hợp? Câu trả lời là không. Tào Tháo tuy vừa bại trận nhưng căn cơ vẫn vững vàng. Binh lực chủ chốt và các mưu sĩ, hổ tướng không bị tổn thất nghiêm trọng. Điều cơ bản nhất – “thiên hạ có biến” – lúc này chưa xảy ra.
Và xem xét lại thời gian mở chiến dịch, cũng có thể nói là không phù hợp, nói là quá sớm cũng được mà quá muộn cũng không sai. Cuối năm 218 Thục chiếm Hán Trung, tháng giêng 219 chém Hạ Hầu Uyên, tháng 5 Tào Tháo về đến Hứa Xương thì tháng 7 Quan Vũ cất quân. Nói là muộn vì chiến dịch Tương Phàn thực chất không hề có ý nghĩa chia sẻ binh lực quân Tào Tháo với Hán Trung. Nói là sớm vì lúc đó, Lưu Bị cũng không thể đưa quân phối hợp được với Quan Vũ. Và có thể khẳng định chắc chắn, chiến dịch Tương Phàn đã phạm sai lầm về mặt chiến lược. Vấn đề là, trách nhiệm chiến lược này thuộc về ai?
Căn cứ theo Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ở hồi 73, chính Gia Cát Lượng là người đưa ra chủ ý đánh Phàn Thành. Lưu Bị đồng ý, và cho Phí Vỹ chạy đến đưa tin cho Quan Vũ đánh Tương Phàn. Còn ở “Tam Quốc Chí – Quan Vũ truyện” chỉ nói là Quan Vũ xuất quân Kinh Châu đánh Tương Phàn chứ không nói rõ là có lệnh từ Lưu Bị và Gia Cát Lượng hay không. Còn trong “Tam Quốc Chí – Gia Cát Lượng truyện” thì càng không nhắc đến.
Ở Hổ Tướng Truyền Kỳ, những cuộc chiến thời Tam Quốc đều được tái hiện, phần nào giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thục
So sánh với những đoạn chiến dịch khác, sử đều ghi rất rõ từng lời nói của Gia Cát Lượng (hiến kế cụ thể cho Lưu Bị). Chiến dịch Tương Phàn lại hoàn toàn không đề cập, hẳn Gia Cát Lượng không đóng vai trò gì lớn, hoặc là hoàn toàn chẳng có vai trò gì. Về mặt nhân sự thì thực tế lúc này, chức vụ của Gia Cát Lượng là “Quân sư tướng quân” trong phủ Tả Tướng quân của Lưu Bị. Nhiệm vụ cũng rất rõ ràng: “Trấn thủ Thành Đô, lo đủ lương thực lo đủ quân lính”, chứ không phải là người hoạch định cho chiến dịch Tương Phàn.
Vậy chỉ có thể rút ra kết luận. Họ Gia không có chủ trương đưa quyết định đánh Phàn Thành. Như vậy, trách nhiệm đã không phải của Gia Cát Lượng, thì chỉ có thể nằm ở Quan Vũ hoặc Lưu Bị mà thôi. Nếu là Quan Vũ, ông ta tự ý phát động chiến dịch Tương Phàn? Thực sự là không. Việc đem quân đội tấn công Tương Phàn, bỏ lỏng Kinh Châu thì dù có kiêu ngạo, Quan Vũ cũng sẽ không tự ý mà quyết định được.
Huy động binh lực của cả một vùng để thực hiện một chiến dịch như thế là vấn đề cực kì lớn, không có chiếu chỉ của vua mà tự ý làm hoàn toàn có thể quy vào tội phản loạn được. Quan Vũ kiêu ngạo, nhưng đừng quên ông ta còn có thêm một đức tính khác: Trung thành. Thế nên nếu không có lệnh của Lưu Bị, Quan Vũ sẽ không tự ý cất quân.
Và sau khi loại trừ, kết luận chỉ có thể: Lưu Bị mới là người chịu trách nhiệm chính cho việc Quan Vũ xuất binh đánh Tương Phàn. Thế nên cái chết thương tâm gây nên hiệu ứng domino làm sụp đổ nhà Thục cũng không phải do Quan Vũ gây nên.
Để rõ chi tiết, độc giả và game thủ yêu mến đề tài trên có thể tham gia bàn luận và phản biện tại https://www.facebook.com/hotuongtruyenky