Đáng lý ra, Skylake phải là thế hệ thứ 7 của dòng bộ xử lý Intel Core i7 x86 nếu tính từ thời điểm nền tảng Bloomfield xuất hiện hồi năm 2008.
Vào ngày 5/8 vừa qua, Intel chính thức trình làng dòng bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 6 (tên mã Skylake) hoàn toàn mới với kỳ vọng sẽ đẩy hiệu năng – tốc độ xử lý – lên cao hơn 40% so với các dòng bộ xử lý trước. Vậy, tại sao Intel gọi đây là thế hệ bộ xử lý Core hay Core i thứ 6? Trước hết, bạn cần biết qua những bộ xử lý Core đầu tiên là gì.
Có người cho rằng, thế hệ chip (bộ xử lý) Core đầu tiên là dành cho máy tính xách tay (laptop), còn Core 2 là dành cho máy tính để bàn (desktop), đó là một kiến thức sai hoàn toàn. Và cũng có ý kiến quả quyết rằng bộ xử lý Core thế hệ đầu tiên là chip Core i7 gốc với tên mã Nehalem bởi đó chính là bộ xử lý Core i7 đầu tiên. Tất nhiên kiến thức đó nó cũng sai nốt.
Thậm chí, vài người còn xem bộ xử lý 8086 gốc là dòng Core đầu tiên khi mà Intel xem xét mọi thứ từ 8086 cho đến Pentium 4 là thế hệ Core đầu tiên. Lẽ dĩ nhiên, quan niệm này cũng hoàn toàn.. à không cái này không phải sai, chỉ là chưa đúng.. Bạn đã từng nghe qua cái tên Clarkdale hay Arrandale chưa? Có lẽ, bạn và cả chúng tôi sẽ ngạc nhiên trước thông tin này, bở đại diện Intel cho biết bộ xử lý Core thế hệ đầu tiên thực chất chính là mẫu Core i5-655K “Clarkdale” dành cho desktop và “Arrandale” dành cho laptop.
Rõ ràng, nhiều người dùng sẽ khẳng định chưa từng nghe qua 2 cái tên lạ hoặc nói trên, nhưng thực tế là vẫn có vài người dùng khách hàng đang sở hữu chúng. Về cơ bản, Core i5-655K “Clarkdale” dành cho desktop và “Arrandale” dành cho laptop là bộ xử lý lõi kép được sản xuất trên quy trình 32nm “Westmere” vốn từng được giới thiệu trên bộ xử lý 6 nhân Core i7-980X. Vậy tại sao các bộ xử lý nền tảng Westmere cũng như hai bộ xử lý Core i7-870 và Core i7-965XE trước đó không được Intel “dán nhãn” là thế hệ bộ xử lý Core i đầu tiên.
Vấn đề nằm ở nhân xử lý đồ họa (graphics core), với Clarkdale and Arrandale, Intel đã lần đầu tiên “đóng gói” nhân đồ họa vào một bộ xử lý trung tâm (tức CPU theo cách gọi thông thường). Và lẽ dĩ nhiên, không giống thế hệ bộ xử lý Skylake thế hệ thứ 6 mới nhất, Intel vào thời điểm những năm 2008 và 2009 không đủ năng lực để tích hợp lõi đồ họa lên đế CPU.Thay vào đó, hãng sản xuất Mỹ phải “bùa” nhân đồ họa thành một con chip độc lập và đặt chip này ở vị trí cạnh hai lõi (nhân) CPU x86.
Bên dưới là bảng đặc tả kỹ thuật của một số dòng bộ xử lý Core từng được Intel phát triển và tung ra thị trường: