Trang chủ » Tạng Địa Truyền Kỳ bất ngờ tung đoạn phim CG cực kỳ hoành tráng

Tạng Địa Truyền Kỳ bất ngờ tung đoạn phim CG cực kỳ hoành tráng

Team XemGame | 23/08/2014 21:47

Hãy
ủng hộ bọn mình để xem nhiều clip game mới hơn nhé!

Tạng Địa Truyền Kỳ (The Legend of Tibet) là game nhập vai trực tuyến lấy bối cảnh xứ Tây Tạng huyền ảo cùng lối chơi lấy cảm hứng từ dòng game chặt chém kinh điển Diablo. Đây là sản phẩm được Netease đầu tư rất nhiều tâm huyết, trong 3 năm ròng rã NSX Trung Quốc đã cho nhiều họa sĩ thiết kế đến thực địa tại Tạng Vực nhằm tái hiện hoàn chỉnh nền văn hóa còn mang nhiều nét kỳ bí này.

[youtube]MZl0XS2n1xM[/youtube]

Được biết “Tạng Địa Truyền Kỳ” là tựa game đầu tiên hoàn toàn sử dụng truyền thuyết về Bát Bộ Chúng Sinh làm nguyên mẫu để xây dựng hệ thống nhân vật hoàn chỉnh. Hiện tại, sau 3 lần thử nghiệm Netease chỉ mới cho ra mắt 5 nhân vật bao gồm Long Tướng, Kỳ Giới, Tinh Thuật, Ngự Linh và Ảnh Sát. Mỗi nhân vật đều đóng vai trò quan trọng khác nhau, đồng thời Tạng Địa Truyền Kỳ còn sử dụng hệ thống kết hợp kỹ năng độc đáo, người chơi có thể tự do thay đổi và kết hợp nhằm xây dựng nên những nhân vật có cá tính riêng, khắc họa đậm nét phong cách chiến đấu của bản thân.

Tang Dia Truyen Ky (5)

Bên cạnh đó hình ảnh trong Tạng Địa Truyền Kỳ được thiết kế khá tinh tế và sống động. Đặc thù xuất hiện một số bản đồ tái hiện hoàn mỹ nhưng danh lam thắng cảnh có thật tại Tây Tạng như Tây Côn Lĩnh Cực Bắc Thiên.

Nhìn chung với một sản phẩm đồ họa 2.5D nhưng Tạng Địa Truyền Kỳ vẫn sở hữu hình ảnh đẹp, hiệu ứng kỹ năng chân thật. Thêm vào đó là tiết tấu mãnh liệt trong những cuộc chiến khiến trò chơi tạo được sự hứng khỏi cho game thủ tham gia.

Tang Dia Truyen Ky (6) Tang Dia Truyen Ky (4) Tang Dia Truyen Ky (3) Tang Dia Truyen Ky (2)

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bát Bộ là 8 loại chúng sinh (người, yêu, thần, quỷ …) mà kinh Phật thường hay nhắc đến, có nguồn gốc ban đầu từ Pháp Hoa Kinh trong Phật Giáo đại thừa Ấn Độ gồm:

1. Thiên (Deva) là Thiên Thần, trong Phật giáo không phải là cao hơn hết nhưng chỉ được hưởng phúc báu lâu dài, to lớn hơn người mà thôi. Thiên thần vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết. Trước khi chết thiên thần sẽ có năm triệu chứng: quần áo mủn nát, hoa trên đầu héo hon, thân thể ô uế, nách chảy mồ hôi, đứng ngồi không yên là thời kỳ đau buồn nhất của các thiên thần. Có mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất. Trong 33 cõi thiên giới, Đế Thích chính là lãnh tụ của mọi thiên thần.

2. Long (Naga) là Long Thần nhưng rồng trong kinh Phật không có chân mà giống như một con mãng xà lớn. Quan niệm về rồng và Long Vương của Trung Hoa chính là vay mượn từ trong kinh Phật mà ra. Người Ấn Độ ngày xưa rất sùng bái Long Vương, cho rằng rồng là chúa tể các loài trong nước nên người Trung Hoa thường dùng chữ long để chỉ những gì cao quí và đức hạnh. Trong kinh có chép là một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão và nhiều con rắn thần khác thường giả dạng người đến để nghe Thế Tôn thuyết pháp.

3. Dạ Xoa (Yaksha) là một loại quỉ thần (nguyên nghĩa dạ xoa là thần ăn được quỉ), rất mẫn tiệp, nhẹ nhàng, chia làm ba giống ở trên đất, trên chốn không hư và trên trời. Ngày nay nói đến dạ xoa chỉ hàm một nghĩa ác quỉ (do ảnh hưởng từ truyện Tây Du Ký) nhưng trong kinh Phật thì có nhiều dạ xoa rất tốt. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh.

4. Càn Thát Bà (Gandharva) là một giống không ăn thịt, không uống rượu chỉ sống bằng mùi hương là một trong những nhạc thần phục thị Đế Thích, thân thể có mùi thơm. Theo nghĩa Phạn văn, Càn Thát Bà có nghĩa là biến ảo khôn lường vì mùi hương và âm nhạc đều mênh mang không sao cân đo được.

5. A Tu La (Asura) là một loại thần đặc biệt, đàn ông thì thật xấu xa còn đàn bà thì thật xinh đẹp. A Tu La Vương thường đánh nhau với Đế Thích vì một bên có đồ ăn, một bên có mỹ nữ nên thường muốn chiếm đoạt của nhau. A Tu La tính tình đố kỵ thích tranh giành là một trong những ẩn dụ của nhà Phật để nói về tính xấu xa của con người.

6. Ca Lâu La (Garuda) là một giống chim lớn, đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu. Loài chim này tiếng kêu bi thảm, trong thần thoại Trung Hoa gọi là Đại Bàng Kim Sí Điểu (chim đại bàng cánh vàng) mà danh tướng Nhạc Phi là hóa thân đầu thai. Giống chim này thích ăn rồng, mỗi ngày phải bắt được một long vương hay 500 con rồng con để ăn thịt. Vì nó ăn thịt rồng (độc xà) nhiều quá nên khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc. Hình của chim này thầy nhiều ở các đền thờ tại Campuchia.

7. Khẩn Na La (Kinara) giống người mà không phải là người, trong tiếng Phạn Kinara có là Nhân Phi Nhân. Trên đầu có sừng, giỏi ca múa và cũng là nhạc thần của Đế Thích.

8. Ma Hầu La Gia (Mahogara) là một vị thần rắn cực lớn, thân hình là người nhưng đầu là đầu rắn.

Tin liên quan

GAME HOT TRONG TUẦN
GAME HOT TRONG THÁNG

Clip hot trong ngày

Xem thêm
Bài viết chưa có tag