Trong những bộ Anime đáng xem nhất dù một lần, danh sách đó chắc hẳn phải có The Girl Who Leapt Through Time.
Tựa phim ‘The Girl Who Leapt Through Time’ một lần nữa được chuyển thể và lần này là dưới phim bản live-action truyền hình. Sức sống của câu chuyện này vô cùng mãnh liệt.
Xuất phát từ cuốn tiểu thuyết ‘Toki wo Kakeru Shojo’ (1965), tính cho đến nay đã có 4 tựa phim chuyển thể và Yasutaka Tsutsui nổi bật lên như một trong những cây bút được nể trọng nhất. Phim truyền hình The Girl Who Leapt Through Time đã được đài NTV lên kế hoạch để phát sóng trong năm nay chính là tác phẩm chuyển thể thứ 4. Nội dung phim có phần nhẹ nhàng, tình cảm ơn khi nữ chính là thành viên câu lạc bộ nhiếp ảnh, vì đi theo mùi hoa oải hương mà bị rơi vào “cỗ máy thời gian” của cậu bạn cùng lớp.
Tác phẩm chuyển thể nổi tiếng nhất chính là anime cùng tên, được phát hành năm 2006. Năm 2007, anime The Girl Who Leapt Through Time đã dành được giải quan trọng là Anime of The Year của Japan Academy Prize. Những nhà sáng tạo ra anime này, cũng như Wolf Children và The Boy and The Beast đều nắm được công thức mà các nhà làm phim điện ảnh thỉnh thoảng không giải đáp được. Đó là những thứ cảm xúc mâu thuẫn, lạc lõng và cơ hội để chúng ta quên đi những hối tiếc để tái tạo lại cuộc sống này.
1) Kịch bản “thần thánh”
Không thể tóm tắt được hết cái hay của kịch bản anime này bằng vài dòng, chúng ta chỉ có thể nói đến tình huống kịch. Anime được đặt dưới cái nhìn hoàn toàn một chiều của một cô bé học sinh cấp ba, thoáng đãng, ngốc nghếch, luôn muốn tránh né. Thế nên, trong tình huống tự đánh lừa rằng: chẳng có chuyện to tác gì xảy ra đâu thì những mâu thuẩn cứ thế, từ tốn xuất hiện:
– Mâu thuẫn thứ nhất: Trong một cuộc đua, có người chiến thắng thì nhất định sẽ có người thất bại. Vấn đề là ai thất bại thì giảm thiểu được rủi ro nhiều nhất.
– Mâu thuẫn thứ hai: Có một cậu trai nói lời thương bạn nhưng bạn thân của bạn lại thương cậu trai đó. Bạn quyết định gán ghép hai người ấy lại với nhau, cuối cùng, khi họ thành đôi, bạn cảm thấy đơn côi vì chỉ có một mình. Bạn thay vì sử dụng thời gian để tạm thời tận hưởng tình yêu của một ai đó, lại dùng nó để đẩy xa người ấy đi, ruốt cuộc tuổi thanh xuân của bạn trở nên thiếu thốn.
– Mâu thuẫn thứ ba: Bạn không chắc thể nào là sự lựa chọn hoàn hảo nên bạn cứ vượt thời gian thử lửa cho các trường hợp khác nhau. Cuối cùng bạn nhận ra, chỉ cần quan sát thật kỹ và quyết định theo trái tim mới là lựa chọn chính xác nhất.
Không một chút lộ liễu, đạo diễn để mặc người xem phải cùng lựa chọn với nhân vật, đặt cảm xúc của mình vào, đến lúc đã đạt sự đồng cảm rồi thì từng cảnh từng cảnh một đều là ký ức riêng biệt. Nhưng chắc chắn không ai muốn bạn bè của mình phải chết vì lỗi vì của mình, cũng chắc chắn không ai muốn bị bỏ rơi giữa ngã tư đường đông đúc. Nếu chỉ tính riêng về mặt cảm xúc, bao hàm hết tất cả các ý trên, bộ phim này đã đạt điểm 9/10. Điểm 10 trọn vẹn chính là dành cho kết phim, bởi nó rất logic và là lời xin lỗi không ủy mị nhưng đẹp nhất.
2) Hình ảnh đẹp rụng rời
Hình ảnh đẹp rất nhiều kiểu khác nhau. Là khu vườn và món ăn lấp lánh trong ánh sáng. Là cú nhảy xuống mặt nước kỳ quặc lẫn kỳ diệu, bên tiếng xôn xao của đám trẻ. Là lúc trên sân bóng, Konno nhận ra Tsuda thật tốt vì không vội yêu đương để nhỏ bạn vẫn có người chơi. Là lúc Konno và Mamiya đèo nhau trên chiếc xe đạp lúc chiều tà, cả hai dắt xe lên dốc và nhìn xuống thị trấn thân thương. Và chính là lúc Mamiya nói về vẻ đẹp của “hiện tại” là những thứ mà tương lại đã đánh mất, bởi vì thế mà cậu hạ quyết tâm được nhìn thấy bức tranh vẽ từ thời chiến quốc ấy, thứ mà mọi người phải công nhận là đẹp đẽ nhất.
Nếu như bạn yêu thích các bộ phim vượt thời gian, bộ phim này đủ sức thõa mãn cho bạn. Nếu bạn yêu thích câu chuyện tình ngốc xít của tuổi học trò, cuốn tiểu thuyết có thể đem cả thế giới của nó dành tặng cho bạn. Hơn hết, The Girl Who Leapt Through Time rồi sẽ chứa đựng một câu chuyện đặc biệt với bạn và nó tiếp sức cho bạn phải nhìn về phía trước. Đó là điều không phải phim nào cũng có được .
Nguồn : molo