Các bạn đã từng nghĩ đến cảnh mình sẽ ngồi trước màn hình TV và cổ vũ cho đội tuyển thể thao nước nhà thi đấu tại Olympic?
Nếu như Hiệp hội thể thao điện tử thế giới (IeSF – International e-Sports Federation) thực hiện được lộ trình mà họ đề ra, thể thao điện tử rất có khả năng trở thành một niềm tự hào của mỗi quốc gia trên đấu trường quốc tế.
IeSF, tổ chức được tạo nên ở Hàn Quốc mới đây đã đệ trình lên Ủy Ban Olympic (IOC – International Olympic Committee) về việc xét duyệt và công nhận thể thao điện tử như một môn thể thao được phép thi đấu tại Olympic.
IeSF được thành lập cách đây 8 năm với mục tiêu “quảng bá thể thao điện tử như một môn thể thao chân chính, vượt qua rào cản về ngôn ngữ, màu da và văn hóa“.
Trên con đường hiện thực hóa mục tiêu này, IeSF đã có ký kết một thỏa thuận chính thức với Cơ Quan Chống Doping Thế Giới (WADA – World Anti-Doping Agency) ở hạng mục Thể thao điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các quốc gia và các vận động viên thuộc IeSF sẽ tuân theo các quy tắc được lập ra trong bộ luật của WADA.
Kể từ năm 2009, IeSF đã liên tục tổ chức các giải đấu thường niên tại Hàn Quốc với sự tham dự của các vận động viên nước này. Alex Lim, tổng thư ký của IeSF cho biết, họ đã gửi bộ hồ sơ yêu cầu xét duyệt vào tháng 12 vừa qua.
Ông Jun Byung Hun- chủ tịch của IeSF
Các môn thể thao muốn được IOC công nhận có thể gửi yêu cầu xét duyệt mỗi 2 lần trong năm. Ông Lim cho biết, IeSF còn có một lần thứ hai gửi yêu cầu xét duyệt vào tháng 8 năm nay nếu yêu cầu xét duyệt đầu tiên bị phủ quyết.
Theo ông Lim cho biết, IOC yêu cầu ứng viên phải trả lời một bộ các câu hỏi về các thông tin đặc thù về môn thể thao của mình. Bộ câu hỏi sẽ xoay quanh những thông tin tổng quát, lịch sử và truyền thống, tính phổ quát và phổ biến, các vận động viên cũng như quan điểm của chính phủ cùng sự phát triển của môn thể thao đó.
Các bạn đã từng nghĩ đến việc Liên Minh Huyền Thoại sẽ xuất hiện tại Olympic?
Mặc dù yêu cầu xét duyệt là được sử dụng chung cho thể thao điện tử, nhưng IeSF đã tạo ra một ủy ban riêng để xác định game nào sẽ được lựa chọn để được thi đấu tại các sự kiện chính thức, đặc biệt là tại Thế Vận Hội. Ông Lim cho biết, IeSF sẽ cân nhắc các tham vấn của ủy ban này cùng các cá nhân giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thể thao điện tử để xác định những ứng viên tiềm năng để đệ trình xem xét thi đấu tại Olympic.
Một trở ngại khác mà IeSF phải vượt qua, đó là trở thành một thành viên của SportAccord Membership. Chủ tịch IeSF, ông Jun Byung Hun trong một buổi họp báo có đề cập về việc IeSF đang “nỗ lực làm việc để được nhận làm thành viên”.
Thể thao điện tử đang tiến rất gần đến mục tiêu được công nhận
là một môn thể thao đủ tiêu chuẩn thi đấu Olympic
SportAccord là một tổ chức của các liên đoàn thể thao Olympic lẫn phi Olympic, còn được biết đến là những nhà tạo lập nên các sự kiện thể thao quốc tế. Là một thành viên của SportAccord đồng nghĩa với việc Thể thao điện tử sẽ đạt đủ các tiêu chuẩn của một môn thể thao truyền thống của tổ chức này.
Dĩ nhiên, chặng đường để Thể thao điện tử được công nhận trên toàn thế giới và được thi đấu tại Olympic vẫn còn xa. Nhưng thành Rome đâu phải được xây dựng lên trong chỉ một đêm?