Nỗi ám ảnh đến từ Lights Out khiến bản thân của bộ phim này rộ lên trong thời gian qua như một cơn sốt.
Lights Out (tựa Việt ‘Ác mộng bóng đêm’) biết cách khiến cho khán giả dù không hét trong rạp thì về nhà cũng sẽ sợ công tắc đèn. Nhưng còn gì nữa ?
Bài viết có thể tiết lộ tình tiết chính của phim, cân nhắc trc khi đọc!
1. Ma nữ không mặc váy trắng
Lâu rồi, chúng ta mới có một hình tượng ma nữ mới trong phim dị. Cô ấy có bạn thân là nữ và vẫn đang còn sống. Cô ấy không có trang phục nào cả ngoài vì ở trong bóng tối thì chưng diện cũng không ai thấy.
Cô ấy tên là ‘Diana’, lúc sinh thời đã mang một chứng bệnh ngoài da kỳ lạ và bị chết trong một thí nghiệm. Diana không hù dọa nạn nhân của mình nhiều. Cô ấy không vội tấn công vì con người luôn có vũ khí phòng vệ chính là ánh sáng. Diana núp mình khắp các ngóc ngác, tối tăm trong căn nhà của bạn, cố gắng tóm lấy bạn. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị những ngón tay nhọn hoắc của Diana chọc thủng. Những đòn tấn công dồn dập khiến cho khán giả chưa kịp phòng thủ thì đã phải nhảy phốc lên vì một tình huống khác.
2. Bộ phim dị gắn mác PG-13
Bạn trông đợi gì ở bộ phim này ? Hù dọa: Có. Ma quỷ: Có. Người chết: Có. Ác mộng kéo dài: Có. Cảnh sex: à cái này thì không có. Nhưng nó vẫn là bộ phim dành cho mọi gia đình. Có thể bởi vì những cảnh máu me, giọng nói thu lại đều không bị giảm chế xuống mức khó lòng quan ngại. Thực ra nếu đi rạp xem phim này, bạn sẽ nghe các giọng nói và tiếng cắt cứa của Diana vang ngay bên tai mình vì âm thanh đã được xử lý. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi chuyện phim khá nông.
Bù lại, chúng ta có đoạn về chuyện thức giấc lúc nửa đêm và mỗi người một loại đèn chiếu sáng riêng, đi tìm nhau hoặc tìm nguyên nhân cúp điện. Đó là một cảnh tiếp sức khá mạnh mẽ, còn các nhân vật thì cực tỉnh cáo và thông minh.
3. Chuyện tình của hai cô gái
Thay vì nói đến các lý do tôn giáo và trừ tà, ‘lights out‘ dành một lý do đơn thuần cho hành vi bạo lực của Diana và cách tiêu diệt cô ấy cũng đơn giản hơn.
Diana cần tình thương yêu, nhưng một cách khá tiêu cực là điều khiển suy nghĩ của người khác. Người bạn thân của cô có hai đứa con, đứa nào cũng muốn rời xa bà ấy, Diana ngay lập tức tìm cách nhắn nhủ bọn nhỏ về. Mặt khác người bạn gái ấy cũng rất tin tưởng Diana. Tuy nhiên, Diana muốn độc chiếm cô bạn ấy hơn tất cả. Bởi vì cả hai có một sự liên kết sống còn. Và để cho an toàn, Diana phải thủ tiêu tất cả những kẻ phá đám chuyện tình của họ.
4. Cơ hội cho phần 2
Đây là bộ phim rạp đầu tiên của đạo diễn David F. Sandberg để giới thiệu mình với toàn thế giới. Nhưng nó có đủ làm David bật lên và thoát khỏi cái bóng của nhà sản xuất James Wan ? Một mánh lới hù dọa là “tắt mở công tắc đèn” giống với trò chơi “năm mười” … rất là sáng tạo, nhưng cần nhiều hơn để biến nó thành một thương hiệu phim lớn.
Trò nắn gân kiểu “tắt mở” này thực ra được ứng biến khá hiệu quả. Cảnh hành lang sáng tối trong công ty, cảnh Rebecca đang hoàn thiện bức vẽ thì chớp tắt bị lấy mất và chớp tắt đã bị vẽ đè lên, … Tạo hình của Diana thì đen tối như một cái bóng, sau khi xem phim xong chỉ cần ở gần bóng đêm, hoặc thấy bóng của mình in trên tường hay sàn nhà,.. cũng đủ khiến một kẻ can đảm cũng phải chột dạ vì bóng tối. Có vẻ như thứ David F. Sandberg cần là một kịch bản chắc tay cho lần làm phim sau, vì chiêu trò và cách vận dụng nó thì anh đạo diễn này chẳng thiếu.
Còn một chi tiết nữa là Diana là một dạng ma quỷ đặc biệt, có thể tái sinh trong đầu óc của một người khác, nhất là khi cô ta đang nói dang dở về vụ mất tích của cha Rebecca. Rất dễ để làm tiếp một phần phim nữa !
Theo Molo