Một bài báo trước đó ở VN đã có đăng tải nội dung về Anime là phim hoạt hình bẩn. Trong thời gian qua, đó cũng là đề tài khá nóng trong cộng động người xem Anime VN.
Vào ngày hôm qua ( mùng 8 tháng 4 năm 2016 ) trên Trang Pháp Luật Plus đã có đăng tải bài báo nói về anime với tiêu đề Lo ngại phim hoạt hình “bẩn” đầu độc trẻ thơ. Bài báo đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận và cộng đồng Manga-Anime Ở Việt Nam.
Anime là gì ? Việc phê phán anime liệu có chính xác
Anime hay nói theo cách của tác giả có bút danh Ngọc Mai ( người viết bài báo nói trên ) là Phim hoạt hình Manga.Đây là những bộ phim hoạt hình được sản xuất ở Nhật Bản hay có phong cách Nhật Bản.Nếu xét trên một phương diện nào đó thì Anime là một nét văn hóa của đất nước mặt trời mọc này.Vậy mà ngay ở nhan đề bài báo đã phê phán rằng anime là phim hoạt hình bẩn , chả khác nào phê phán văn hóa Nhật Bản ?
Vậy Có hay không Anime là phim hoạt hình “bẩn” ?
Tôi không hề phản bác rằng Fairy Tail , One Piece hay là Anime nói chung không có những cảnh nóng , cảnh bạo lực,… Nhưng cách so sánh Fairy Tail như một bộ phim cấp 3 thật sự không hợp lý .Fairy Tail , One Piece là những bộ anime có gắn mác 13+ trở lên vì vậy hoạt hình có cảnh ecchi ( cảnh nóng ), cảnh bạo lực hay đâm chém là một điều mà pháp luật Nhật Bản chấp nhận.
Cách viết như vậy tác giả còn có phần cực đoan hóa vấn đề. Khi nhấn mạnh những chi tiết nhỏ của bộ phim mà chưa để ý đến thông điệp phim mang lại. Phải chăng đây chỉ là cách nhìn phiến diện về anime ?
Anime là phim hoạt hình không hữu ích ?
Việc tác giả so sánh gián tiếp các phim hoạt hình Nhật Bản với các phim hoạt hình được chiếu trên kênh Disney Channel, Cartoon Network cũng chưa thực sự chính xác. Cũng như Cartoon ,Anime có nhiều thể loại.Và cũng có rất nhiều anime trong sáng, mang tính chất răn dạy con trẻ rất tốt chứ không như những gì nhà báo đã viết.
Tôi lấy ví dụ : các Anime của Hãng Ghibli như Hàng xóm của tôi là Totoro, Phù Thủy Kiki ,… Đấy là những anime rất hợp với lứa tuổi thiếu nhi và còn khá bổ ích khi cung cấp nhiều thông tin mới cho lứa tuổi bi ba bi bô này.
Thậm chí nhiều anime còn phản ánh rõ được những hiện thực sâu sắc của đời sông như Boku Dake ga Inai Machi,Bộ phim hoạt hình đã phản ánh mạnh mẽ tình trạng bạo hành trẻ em ở thực tế và tố cáo những hành vi bắt cóc trẻ em đang là mối đe dọa với nhiều gia đình có con trẻ.
Liệu khi xem xong các Anime nói trên . Bạn có còn nghĩ Anime là những bộ phim không hữu ích ?
Vậy nguyên nhân do đâu lại có tình trạng phản ánh của phụ huynh ?
Rõ ràng những anime Fairy Tail hay One Piece đều có gắn mác 13 + trở lên.Những anime này đều dành cho thiếu niên.Việc con em của quý vị chưa đủ tuổi mà lại xem những anime này không thể đỗ lỗi hoàn toàn cho Kênh HTV3 mà một phần trách nhiệm thuộc về sự quản lý lõng lẽo của các bậc phụ huynh.
Còn về Kênh HTV3,đây là một kênh tiến bộ khi đã du nhập văn hóa anime vào trong nước.Nhưng họ lại chưa phân định rõ ràng nào chương trình dành cho thiếu nhi , chương trình nào dành cho thiếu niên.Dẫn đến sự hiểu nhầm của phụ huynh rằng anime là dành cho thiếu nhi .
Chúng tôi nghĩ họ nên có cách xử lí trong việc phân chia chương trình dành cho thiếu nhi và chương trình dành cho thiếu niên, đồng thời cũng Kênh nên có những biện pháp biên tập và xử lý hình ảnh một cách tốt hơn để tránh những hình ảnh “chướng mắt” có thể xuất hiện ở truyền hình .Và kênh cũng nên chọn một số anime phù hợp hơn với lứa tuổi thiếu nhi , thiếu niên để công chiếu
Trước đây do sự lựa chọn anime để công chiếu không phù hợp của HTV3 nên cộng đồng mạng đã có nhiều phong trào phản ánh .Một trong số đó là phong trào chế tựa anime theo phong cách HTV3
Nguồn : manganetworks