Trải qua nhiều năm, một số thương hiệu bàn phím cơ đã khẳng định được tên tuổi của mình, có những nét đặc trưng rất riêng.
1. Logitech
Thương hiệu Logitech (Thụy Sĩ – thành lập năm 1981) chuyên cung cấp các thiết bị ngoại vi, nổi tiếng với độ bền và giá cả phải chăng. Logitech được nhiều người biết đến với các sản phẩm văn phòng, những năm gần đây họ tiếp cận mảng gaming gear với slogan rất thực dụng là Play to win, được tín nhiệm cao từ tuyển thủ chuyên nghiệp.
Ưu điểm: Mẫu mã trung tính, mọi giới tính, độ tuổi đều dùng được. Ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản phẩm. Nhanh nhạy bắt trend thị trường. Giá tốt
Khuyết điểm: Thiếu sản phẩm mang tính đột phá, dẫn đầu thị trường
Sản phẩm tiêu biểu: Logitech G915, Logitech G PRO 2022, Logitech G PRO phiên bản LMHT
2. Leopold
Thương hiệu Leopold (Hàn Quốc – thành lập năm 2006) được tin cậy trong giới game thủ ở kinh đô game thế giới. Leopold đánh mạnh vào kiểu dáng bàn phím và tối ưu việc hoàn thiện sản phẩm, mang lại chất lượng tốt nhất có thể cho khách hàng. Slogan của thương hiệu này rất ngầu: BEST OF THE BEST.
Ưu điểm: Sản phẩm có độ bền cực cao, có nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Thiết kế tinh tế, gọn gàng, dùng với mục đích gaming, làm việc văn phòng đều được
Khuyết điểm: Không có đèn led RGB, không có phần mềm cài đặt bàn phím
Sản phẩm tiêu biểu: Leopold FC980M PD White Blue Star, Leopold FC750R PD WhiteMint, Leopold FC660M White Pink OE
3. Razer
Thương hiệu Razer (Hoa Kỳ – thành lập năm 1998) là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực gaming gear. Razer có rất nhiều sản phẩm bàn phím đặc sắc, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau. Màu xanh lá chủ đạo, biểu tượng rắn 3 đầu và slogan For Gamers, By Gamers hòa quyện với nhau tạo thành một biểu tượng gaming lừng lẫy trên thế giới.
Ưu điểm: Sử dụng công nghiệp do chính hãng nghiên cứu và phát triển, hiệu ứng đèn led RGB cực tốt, thường hợp tác với những tên tuổi lớn trong làng eSports, làm ra những sản phẩm ưng ý cho người tiêu dùng.
Khuyết điểm: Giá đắt, độ bền kém, ngoại hình sản phẩm giảm nhiều sau một thời gian sử dụng
Sản phẩm tiêu biểu: Razer Huntsman V2 Analog, Razer Pro Type Ultra, Razer BlackWidow V3 – HALO Infinite Edition
4. Corsair
Thương hiệu Corsair (Hoa Kỳ – thành lập năm 1994) là công ty chuyên về sản xuất linh kiện phần cứng của PC, họ sớm lấn sân sang gaming gear và đã khẳng định được uy tín của mình. Corsair nổi tiếng về độ bền, đề cao trải nghiệm người dùng, có tính thực dụng cao. Corsair có slogan cho từng sản phẩm riêng: The Legend Continues, BE THE KEY PLAYER, TYPE ALL DAY – PLAY ALL NIGHT…
Có thể bạn muốn xem thêm : 3 tablet “bình dân” giá chỉ loanh quanh 3 triệu đồng cho năm 2022
Ưu điểm: Thường tích hợp một số tính năng nho nhỏ trên sản phẩm, sản phẩm đa dạng, kháng nước, kháng bụi
Khuyết điểm: Giá đắt, đa số các sản phẩm có thiết kế khá cồng kềnh
Sản phẩm tiêu biểu: Corsair K100 RGB – Midnight Gold, Corsair K70 RGB TKL, Corsair K70 MK.2 RGB – Silent Switch
5. Filco
Thương hiệu Filco (Nhật Bản – thành lập năm 1992) chú trọng vào độ bền, cảm giác gõ phím của game thủ và thiết kế có chất riêng. Filco là một trong những công ty sản xuất bàn phím cơ sớm nhất trên thế giới, bàn phím Majestouch ra đời vào năm 2004 và phổ biến năm 2008 qua các tựa game StarCraft, WarCraft III.
Ưu điểm: Luôn làm mới sản phẩm để bắt kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường. Có sản phẩm dát vàng. Chế độ bảo hành 5 năm
Khuyết điểm: Không có đèn led, không có phần mềm hỗ trợ
Sản phẩm tiêu biểu: Filco Majestouch Convertible 2 Black – Fullsize, Filco Majestouch Convertible 2 Matcha Latte – Tenkeyless, Filco Majestouch Minila-R Convertible Sky Gray Galaxy Gold.