Những người hâm mộ các tựa phim về siêu anh hùng nhưng ít ai biết rằng, họ từng có một bản thiết kế hình ảnh còn hầm hố hơn rất nhiều trước khi được đưa lên màn ảnh.
* Hình của các thiết kế không được chọn nằm bên tay trái
1. Hulkbuster (Avenger 2)
Thiết kế bạn đầu của Hulkbuster vô cùng ấn tượng với tông màu xám lạnh tương đồng với tạo hình của Ultrol, bản giáp khổng lồ này cũng đặc biệt có nhiều chi tiết nhỏ tỉ mỉ, cầu kỳ và phức tạp. Tuy nhiên sau đó Marvel quyết định sử dụng bản giáp màu vàng – đỏ đăc trưng của Iron Man như chúng ta đã nhìn thấy trên phim. Bộ giáp vàng đỏ nhiều hình khối này được cho là khiến người hâm mộ thấy quen thuộc hơn cũng như tiện lợi hơi trong việc sản xuất các đồ chơi ăn theo.
2. The Lizard (The Amazing Spider-Man)
Thiết kế The Lizard trong phần 1 The Amazing Spider-Man đã bị chê tơi bời vì sử dụng CGI lộ liễu, tạo hình trông..ghê tởm hơn là đáng sợ. Trong khi đó tạo hình thiết kế của 2 tác giả Ian Joyner và Scott Patton được cho là đẹp mắt và thật hơn hẳn. Chút u tối và giận dữ trong thiết kế này cũng làm cho nhân vật The Lizard có vẻ mạnh và đáng sợ hơn phiên bản khán giả được xem trên phim.
3. Iron Man (Iron Man 3)
Có rất nhiều thiết kế giáp đã được sử dụng trong Iron Man 3, trong đó có cả những bộ hoàn toàn mới và những bộ chỉ thay đổi màu sơn. Tuy nhiên có 1 bộ giáp mang tên “Grapple Suit” được thiết kế bởi Josh Nizzi trong quá trình dựng concept phim đã không được đưa vào sử dụng. Bộ giáp đặc biệt này không chỉ cho phép Iron Man sử dụng các vũ khí móc sắt độc đáo mà còn có tạo hình vô cùng bắt mắt. Màu sắc monotone với ánh sáng xanh khiến bộ giáp có vẻ “bụi bặm” hơn hầu hết những bộ mà Iron Man diện lên phim.
4. Robin (Batman 1989)
Không có quá nhiều lời chê bai cho trang phục trong bản phim Batman năm 1989 của Tim Burton, tuy nhiên khi nhìn vào bản thiết kế của nhà thiết kế Bob Ringwood trước đó, người ta đã nghĩ khác về tạo hình Robin. Bộ trang phục mà Ringwood thiết kế cho Robin chỉ có một tông màu đen, các chi tiết đơn giản hơn và tập trung nhấn mạnh phần cơ bắp. Thiết kế này được nhận xét là giúp Dick Grayson trông bớt…trẻ con hơn.
5. Gamora (Vệ binh dải ngân hà)
Vệ binh dải ngân hà là một trong những bộ phim siêu anh hùng vui nhộn nhất Vũ trụ điện ảnh Marvel, tuy nhiên với những bản tạo hình được tiết lộ thì có thể thấy ban đầu bộ phim có vẻ như được xây dựng u tối hơn. Nữ chính Gamora có vẻ nguy hiểm và gai góc hơn hẳn với làn da nổi vân xanh, tóc rối hoang dai và trang điểm sắc sảo. Tuy vẫn giữ được vẻ sexy, khoẻ khoắn nhưng Gamora trên phim đã trở nên thân thiện dễ gần hơn hẳn.
6. Ultron (Avengers 2)
Nhân vật phản diện Ultron là một nỗi thất vọng lớn mà Avengers 2 mang đến cho người hâm mộ. Không chỉ tính cách, hành động bị xây dựng hời hợt thiếu thuyết phục, tạo hình Ultron cũng không hề mang đến cảm giác đáng sợ. Ultron trên phim nhìn rất “lành” với thiết kế các hình khối tròn bóng loáng, trong khi đó, bản thiết kế ban đầu của Ultron trông “ác liệt” hơn với móng sắt và các gai nhọn khắp người. Khuôn mặt của bản thiết kế gốc với các khoảng tối hợp mắt cũng được cho là có tính đe doạ hơn rất nhiều.
7. Spider-man (The Amazing Spider-man)
Vì quãng thời gian giữa 2 phiên bản Người Nhện của Tobey Maguire và Andrew Garfield khá ngắn (chỉ khoảng 2 năm) nên áp lực làm nên điều khác biệt với The Amazing Spider-man là rất lớn. Bộ phim có lẽ đã tạo nên được điều ấy với bản thiết kế nhân vật của Eddie Yang, Người Nhện mặc bộ trang phục với phần mắt lớn kéo dài, biểu tượng Spider-man lệch, các múi cơ nổi rõ và đặc biệt là có áo choàng lưới ở phía sau. Tuy nhiên sau đó Sony có quyết định an toàn là để Người Nhện mang hình ảnh đơn giản, quen thuộc vẫn thường thấy.
8. Yellowjacket (Ant-man)
Bộ trang phục màu vàng có hoạ tiết tổ ong được dùng cho Yellowjacket trong Ant-man bị đánh giá là khá nhàm chán, thiếu đột phá sáng tạo trong khi đây là một nhân vật có thể biến tấu giáp đẹp mặt hơn rất nhiều. Và một bản thiết kế của hoạ sĩ concept Andy Park đã chứng minh điều đó. Tạo hình Yellowjacket của Andy cứng cáp, nhiều chi tiết, thể hiện được tính “công nghệ cao”, ánh sáng xanh xen lẫn giữa tông màu vàng – đen của bộ giáp cũng giúp trang phục tránh sự nhàm chán. Tuy vậy có ý kiến cho rằng Marvek chọn bộ đồ “tổ ong” là bởi sợ khán giả đã “ngấy” hình ảnh robot từ Avengers 2 trước đó.
9. Star-Lord (Vệ binh dải ngân hà)
Khi Andy Park được mời phác thảo concept cho Vệ binh dải ngân hà, anh đã có ý tưởng tạo hình lấy cảm hứng kết hợp giữa Star Wars và Mad Max, kết quả là các nhân vật được thiết kế cực cool ngầu, nhất là Star-Lord Peter Quill. Thế nhưng khi lên phim thì khán giả chỉ thấy Peter mặc áo khoác da và đeo mặt nạ, lý do là bởi Marvel muốn có sự phát triển trong nhân vật này. Ban đầu anh phải là một tên vô lại lông bông rồi dần dần mới thành anh hùng oai phong, chính vì thế không được…diện đồ đẹp ngay, chắc chắn phần 2 Star-Lord sẽ được ăn mặc cầu kỳ hơn.
10. Doomsday (Batman v Superman)
Warner Bros đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của Doomsday trên màn ảnh rộng từ rất lâu. Kerry Gamill đã phác thảo tạo hình Doomsday cho một bộ phim Superman của Tim Burton _dự án mà cuối cùng đã bị huỷ bỏ sau thời gian dài trì hoàn, thay bằng Superman Returns của Bryan Singer. Bản phác này cực kỳ ấn tượng, lột tả cơ thể khổng lồ đáng sợ của Doomsday với lưng gù, tay bọc vũ khí, cơ bắp nổi cuồn cuộn. Khán giả đã hy vọng có thể nhìn thấy hình ảnh quái vật nổi tiếng nhà DC trên màn ảnh trong thiết kế kỳ dị mà đáng sợ này. Tuy nhiên đạo diễn Zack Snyder lại chọn tạo hình CGI mà theo các fan là “giống một đám bầy nhầy khổng lồ màu xám với 2 con mắt lazer” để đưa lên phim. Lựa chọn này đã chứng minh rằng công nghệ CGI tiền tỷ cũng không thể thay thế được những ý tưởng độc đáo và trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ.
Nguồn : Molo