Việc thiếu vắng hệ thống replay và sandbox chính là mấu chốt của việc tại sao có khoảng cách trình độ quá lớn của các khu vực trong LMHT.
Vừa qua, tại sự kiện vinh danh thể thao điện tử thế giới 2016 eSports Industry Awards 2016, trong khi hai tựa game của Valve là CS:GO và DOTA 2 đã liên tục thắng lớn ở nhiều hạng mục quan trọng thì Liên Minh Huyền Thoại lại phải đón nhận thất bại ê chề.
Bất chấp việc lượng người chơi luôn ổn định và đông đảo, có vẻ như Liên Minh Huyền Thoại đang dần mất điểm trong mắt những nhà chuyên môn. Thất bại lần này của Liên minh Huyền Thoại tại eSports Industry Awards 2016 có thể được giải thích bằng nhiều lý do. Tuy nhiên một trong số những yếu tố quan trọng nhất chính là việc tựa game của Riot đang thiếu sự đột phá và đổi mới. Người Hàn liên tục thống trị trên khắp các đầu trường khiến cho sự cạnh tranh, đột biến và mới mẻ của bộ môn eSports này đang có phần giảm sút.
Vậy nguyên nhân của việc người Hàn thống trị Liên Minh Huyền Thoại là do đâu? Phải chăng các khu vực khác không cố gắng bằng người Hàn? Nếu còn mung lung trong suy nghĩ của mình, bạn hãy thử tham khao qua bài viết sau. Đây là những ý kiến cá nhân của game thủ DOTA 2 nổi tiếng Kurtis “Aui_2000” Ling, nhà vô địch thế giới năm 2015 trong màu áo của đội Evil Geniuses.
Vốn là một game thủ đa tài, Aui_2000 chơi nhiều tựa game khác nhau và đã có được vốn kinh nghiệm phong phú về Esports đủ để phân tích điểm mạnh và yếu của từng tựa game :
Lý do mà các team chiếu dưới luôn có cơ hội vùng lên trong các bộ môn DOTA2, CSGO hay Starcraft 2, nhưng lại không thể làm được điều đó tại LoL, chính là bởi yếu tố Replay và Sandbox mode. Theo quan điểm của tôi, một game mà thiếu đi những công cụ này, thì khoảng cách về trình độ giữa các đội game với nhau, hay giữa các khu vực với nhau, sẽ ngày càng gia tăng”.
Mục đích chính của bài viết này không nhằm để chỉ trích Riot hay cố chứng minh tôi hoàn toàn đúng, mà để mở ra một tranh luận nghiêm túc về việc tìm những cơ hội cho một môi trường competitve cạnh tranh hơn, các team có thể phát triển tốt hơn. Tôi không nghĩ vấn đề của các team yếu hoàn toàn nằm ở yếu tố replay và sandbox, nhưng rõ ràng đây là một yếu tố đáng kể.
Một động lực của tôi khi viết bài này đó là vì tôi tin nền Esport không chỉ đơn giản là dăm ba trò chơi điện tử; tôi biết rất nhiều người chưa bao giờ động vào game nhưng đã bắt đầu xem thi đấu Esport và thậm chí nghiện luôn, lượng fan nhờ thế mà đã và đang tăng dần.
Cảm hứng lớn nhất cho bài viết rất dài này, đó chính là việc team CSGO của C9 vừa thắng giải ESL Pro League Season 4, cũng như việc SKT lần thứ ba vô địch CKTG LOL. Cảm hứng đó còn đến từ niềm tin vững vàng rằng tôi sẽ không có được ngày hôm nay nếu không nhờ có hệ thống replay và sandbox mode. Và tôi cũng muốn nói đến việc điều gì sẽ diễn ra trong tương lai, nếu như một ngày, hy vọng thế, Riot sẽ đưa hệ thống replay và Sandbox mode vào LoL. Bây giờ thì chúng ta bắt đầu…
Chức năng của hệ thống Replays
Tôi sẽ bắt đầu với việc bàn về Replays. Công cụ này có rất nhiều ích lợi, nhưng nhìn chung trong competitive thì nó có ba chức năng chính: – Nghiên cứu đối thủ. – Học hỏi từ các team mạnh. – Xem lại chính bản thân mình. Trong đó điều thứ 2 là cực kỳ quan trọng, bởi theo lẽ thường, rất khó có được sự phát triển bản thân nếu không chịu nhìn vào người khác.
Về cơ bản thì bạn luôn muốn học hỏi và phát huy những ý tưởng, những lối chơi mới nhất, tuy nhiên những kẻ sáng tạo ra lối chơi ấy, ý tưởng ấy sẽ luôn luôn đi trước bạn, và bạn sẽ mãi là kẻ bám đuôi. Đó là lý do tại sau sau mỗi meta sẽ có những team chuyên đi copy lối chơi của các top team – nhưng vận hành được nó hay không, lại là câu chuyện khác. Theo tôi, bằng hệ thống replay, Metagame sẽ được vận hành nhanh hơn và người chơi sẽ luôn có xu hướng học hỏi, từ đó phát huy, rồi cuối cùng là phát triển các ý tưởng mới.
Chức năng Replay trong DOTA 2 cho phép MỌI game thủ (từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp) có thể Dễ Dàng xem lại bất kỳ trận đấu nào từ MỌI GÓC ĐỘ.
Đơn giản là, replays sẽ giúp cả kẻ sáng tạo lẫn kẻ đi học hỏi đều tiến bộ nhanh hơn. Trên thực tế là mỗi khu vực thì đều có một thứ gọi là “bản sắc” – một phong cách chơi tiêu biểu. Với hệ thống replays, các team sẽ có thể học lối đánh của các khu vực khác. Dù cho việc này có thể tốn thời gian, nhưng rất hiệu quả trong các giải quốc tế. Ví dụ như trong TI5, nếu như Bulba – coach của chúng tôi mà không nghiên cứu replays của CDEC rất nhiều, thì chưa chắc chúng tôi thắng được họ tại CK tổng. Với tôi mà nói, thì chính Bulba, với việc xem replays của mình, đã thay đổi cục diện cả TI5.
Chức năng của Sandbox Mode
Giờ thì đến lượt Sandbox Mode. Tôi cho rằng có thể Sandbox Mode kém quan trọng hơn replay một chút, nhưng nó vẫn vô cùng có ích với rất nhiều người. Cái lợi lớn nhất của Sandbox Mode là nó cho người chơi cơ hội được rèn luyện chuyên sâu và trở nên thích nghi tốt hơn với các chiến thuật khác nhau.
Về lý thuyết, Sandbox Mode giúp các tay chơi chuyên nghiệp được cải thiện kỹ năng cá nhân trong các mục đích chuyên sâu (như là tập lasthit, tập các combo…) hiệu quả hơn so với việc tập qua find match. Tôi không bảo rằng try hard ở pub-rank games thì không có hiệu quả, nhưng rõ ràng là các lobby Sandbox đã đem đến một môi trường tập luyện tiện lợi hơn.
Hơn hết là, Sandbox Mode cho phép các chiến thuật cực dị ra đời. Ví dụ, ở DOTA2, đó là trò ăn Roshan từ lv1 của Alliance. Ở CSGO, tôi biết được rằng Luminosity Gaming (giờ là SK) có vài chiến thuật khá bệnh đến từ những lần sandbox vui vẻ của họ.
Tôi đã hỏi chuyện Thorin (một tay to của CSGO ), anh cho biết những team CS1.6 của Hàn vốn rất ít đối thủ tập luyện cùng, nên đã lập lobby để tập ném bom mù, và họ cũng đã có những tiến bộ nhất định trong thi đấu. Tôi cũng đã nói chuyện với một cựu player chuyên nghiệp của LoL và anh ấy có nói về chuyện mình tập luyện tốc biến qua tường như thế nào. Anh ấy bảo rằng mình phải thử rất nhiều lần, lần nào tạch là phải đợi cooldown rất là lâu rồi mới có thể thử tiếp. Anh còn bảo có lần có event mà các skills cooldown giảm còn 1/4, khi ấy anh sướng điên lên vì có thể tập luyện dễ dàng hơn.
Theo tôi biết thì Riot cho rằng Sandbox Mode là một gánh nặng không cần thiết đối với các player mới. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chẳng qua là họ cho rằng Sandbox Mode sẽ làm kỹ năng trung bình của các player sẽ trở nên cao hơn, từ đó gián tiếp khiến trò chơi phức tạp hơn, mà đây là điều mà họ – vì một lý do gì đó – lại không muốn.
Thật ra Riots cũng đã nói rằng sẽ sớm phát triển Sandbox Mode, dù đó không phải là một ưu tiên của hãng. Với tôi thì điều này là không chấp nhận được, thậm chí một game cũ như SC: Brood War còn có Sandbox Mode thì phát triển nó có gì mà khó khăn quá nhỉ? Tôi nghĩ nếu họ muốn LoL có Sandbox Mode thì họ đã làm xong từ lâu rồi chứ không phải chỉ là cứ hứa hẹn như này đâu. Như vậy, chìn chung, Sandbox Mode giúp các proplayer có một cách thức khác để nâng trình, và là nơi thử nghiệm các chiến thuật kỳ dị, thứ mà khó có thể thử ở các game đấu tập bình thường.
Điều gì xảy ra khi thiếu đi những công cụ này?
Và bây giờ, chúng ta hãy nói đến việc nếu thiếu những công cụ trên ngay từ đầu thì esport sẽ ra sao? Tôi muốn nhắc lại ý nghĩa của bài viết này, đó là làm cách nào mà Replays và Sandbox Mode đã giúp các team yếu bắt kịp những kẻ mạnh hơn.
Về tổng thể thì thiếu các công cụ này, những kẻ đứng sau sẽ mãi mãi ở phía sau, thậm chí còn thụt lùi xa hơn, còn những kẻ mạnh, sẽ tiếp tục vững chắc trên ngôi vị dẫn đầu của mình. Như tôi đã nói ở trên, cả replays lẫn Sandbox Mode đều giúp cho những đội chiếu dưới cơ hội vùng lên. Thiếu đi những thứ này, sẽ khiến các team của cả một khu vực phải dậm chân tại chỗ. Các team bị tụt lại này sẽ buộc phải luẩn quẩn đánh với nhau trong những cuộc scrim chất lượng thấp.
Ở phía trên, các team mạnh của các khu vực mạnh thì lại train với nhau, và cứ thế, sự bá đạo của các đội trong khu vực này lại càng tăng. Còn phải nhắc đến chuyện những ai muốn bước vào đấu trường chuyên nghiệp, thì việc có hệ thống replay và Sandbox Mode sẽ là một công cụ đắc lực. Nó sẽ khiến cho trình độ cá nhân của các trận chơi đơn được cải thiện. Tóm lại, việc thiếu đi hệ thống replays và Sandbox Mode sẽ khiến cho kẻ yếu ngày càng yếu, còn kẻ mạnh thì càng thêm mạnh, đồng thời làm trì trệ chất lượng của chế độ chơi đơn.
Những vấn đề của LoL khi thiếu đi Replays và Sandbox Mode
Trước tiên, tôi muốn xin thứ lỗi nếu tôi nói không chính xác điều gì đó về LoL. Tôi bị Annie Bot hành (nó bá vãi, thề). Kể mùa giải thứ 3, thì người Hàn Quốc đơn giản là thống trị LoL (có một số team Trung Quốc cạnh tranh, với các player người Hàn). Faker và Bengi 3 lần nâng cúp thế giới, và riêng Faker thì được công nhận là player xuất sắc nhất mọi thời đại. Nền LoL Bắc Mỹ thì trì trệ nặng nề với việc phải bắt đầu nhập khẩu tài năng (Bjergsen đến TSM và Rush đến C9). Và thật khó tin là sự phân cấp giữa các khu vực lại lớn đến như vậy.
Ở DOTA2 cũng có khu vực này, khu vực kia nhưng đến mức độ phải chuyển chỗ ở đến Hàn chỉ để tập luyện tại chế độ chơi đơn của họ thì quả là không tưởng. Rõ ràng việc tập luyện ở Hàn Quốc khác rất nhiều so với ở NA và chính điều này là mấu chốt cho những gì tôi muốn nói: Các team mạnh sẽ tiếp tục mạnh hơn còn kẻ yếu thì mãi mãi yếu đi.
Tôi không có nhiều hiểu biết về LoL để bàn đến khía cạnh trình độ cá nhân nhưng hãy cứ nhìn C9.Rush mà xem, một người Hàn đến NA và thực hiện một cuộc thảm sát ở đây. Nhưng ở chiều ngược lại, anh ấy cũng bị chính môi trường kém chất lượng của NA kéo xuống và khi vào giải thi đấu cùng những team mạnh, anh không chứng tỏ được những gì mình từng có ở quê nhà.
Cơ bản là, không biết bạn giỏi đến đâu – Rush từng được đánh giá rất cao tại Hàn – nhưng khi bị đặt vào một môi trường yếu kém, bạn cũng sẽ tù dần đi. Đó là những gì đang diễn ra ở LoL chuyên nghiệp. Một số bootcamp và các giải quốc tế cũng phần nào giúp các team phương Tây “giao lưu, cọ xát” với người Hàn, nhưng sẽ chẳng thể nào hiệu quả bằng việc bạn có trong replays của họ, xem các thao tác của họ từ góc độ player, và cố bắt chước họ trong một môi trường thích hợp cho rèn luyện chuyên sâu là Sandbox Mode.
Nhưng chẳng phải là nếu có các công cụ đó, thì người Hàn cũng sử dụng được và nhờ thế còn bá đạo hơn à?
Đúng, họ cũng sẽ sử dụng chúng và chúng sẽ giúp họ còn tiến bộ hơn. Đương nhiên, các công cụ này không phải là phép lạ, tức là TSM sẽ không ngay lập tức vô địch CKTG nhờ xem replays đâu. Nhưng các công cụ này sẽ giúp tất cả cùng tiến bộ bằng cách học hỏi lẫn nhau, và điều này thì có hiệu quả cao hơn đối với các team yếu.
Thậm chí, cứ cho là replays và Sandbox Mode sẽ giúp các team có mức tiến bộ như nhau đi, thì nó vẫn giúp các team yếu vùng lên. Làm toán nhé, cứ cho trình NA bây giờ là 4 còn Hàn là 8, nghĩa là gấp đôi. Các công cụ hỗ trợ này xuất hiện, tăng trình mỗi khu vực lên 2, thì giờ ta có trình NA là 6 còn Hàn là 10, vẫn cách nhau 4 nhưng không còn gấp đôi nữa, đúng không?
Giỏi mấy thì cũng phải có giới hạn thôi mà. Đương nhiên, tôi hiểu là người Hàn có những đặc trưng riêng, những ưu việt riêng để trở thành kẻ mạnh nhất, nhưng tôi vẫn tin rằng việc xuất hiện hệ thống replay và Sandbox Mode, sẽ là một điều tốt cho nền LoL phương Tây.
Kết luận
Replay và Sandbox Mode ra đời chính là một cột mốc lịch sử của Esport. Nếu Riot giữ lời về việc phát triển các công cụ này thì tôi tin nền LoL phương Tây sẽ khởi sắc hơn. Tôi cho rằng cộng đồng LoL phải quyết liệt hơn nữa trong việc đòi hỏi những thứ này, vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ của các bạn, cho một nền LoL chuyên nghiệp cạnh tranh hơn thú vị hơn, cho đông đảo game thủ LoL có trình độ cao hơn.
Tôi không nói dối đâu, có rất nhiều điều hay lẽ phải bạn học được từ Replays và Sandbox Mode, và với tôi, kể từ khi tôi biết đến công cụ này, một điều gì đó đặc biệt đã khiến tôi vững tin trên con đường player chuyên nghiệp.Tin tôi đi, không nhiều thứ khiến bạn thỏa mãn hơn việc chứng kiến bản thân mình tiến bộ hơn lên mỗi ngày đâu.
Theo DOTA 2 Quotes