Trong LMHT chiêu cuối được coi là một loại tài sản bởi khả năng đem lại một lượng sát thương lớn cùng với khống chế cho một vị tướng.
Sẽ không ngoa chút nào khi cho rằng chỉ một chiêu cuối đúng người đúng thời điểm, bạn sẽ thay đổi toàn bộ cục diện giao tranh, rút ngắn khoảng cách về lượng vàng thua thiệt dù có thọt như thế nào đi chăng nữa.
Tuy nhiên, không phải chiêu cuối nào cũng dễ sử dụng ngay từ khi sinh ra và LMHT cũng tồn tại không ít chiêu cuối nếu không biết cách sử dụng sẽ trở nên cực kỳ vô dụng. Vậy đó là những chiêu cuối nào, hãy cùng Xemgame.com bọn mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Pháo Sinh Học – Kog’maw
Có lẽ không phải nói quá nhiều về Pháo Sinh Học nữa khi đây là một chiêu cuối khó dùng nhất trong số tất cả các chiêu cuối của Xạ Thủ. Là một Xạ Thủ không hề có bất kỳ kỹ năng khống chế cứng nào, Kog’maw chỉ sở hữu một chiêu thức duy nhất có khả năng làm chậm mục tiêu mà thôi.
Thế nhưng Pháo Sinh Học của con Sâu Bướm này là có một tiết diện quá nhỏ, cùng với một tốc độ thi triển chiêu rất chậm. Vì vậy, người chơi Kog’maw phải rất rất nắn nót nếu muốn tấn công hay kết liễu đối thủ bằng chiêu thức này. Không những thế, dù có điểm mạnh về thời gian hồi chiêu ngắn thế nhưng việc đánh thuế mức năng lượng cực cao cũng khiến cho chiêu thức này trở nên rất kén người chơi trong LMHT.
Xung Phong – Kled
Sở hữu một cái tên rất kêu và tạo động lực cho đồng đội, Xung Phong đúng như tên gọi của mình là một chiêu thức buff tốc độ di chuyển cho cả đội để lao vào đội hình địch. Điều này đôi khi sẽ khiến cho Kled và đồng đội chiếm thế chủ động và thượng phong trong các pha giao tranh cũng như miễn nhiễm các hiệu ứng khống chế trên đường lao đến.
Thế nhưng lật ngược lại tình huống nếu như Kled và đồng đội không xanh xao, chiêu cuối này sẽ trở nên rất ít tác dụng và đôi lúc chỉ để dành để tháo chạy. Không những vậy, Xung Phong chỉ có thể được sử dụng trong những tình huống Kled có thú cưỡi Skaarl của mình. Vì vậy nếu so với những Đấu Sĩ khác có thể sử dụng chiêu cuối ở mọi lúc mọi nơi, Kled xem ra lại thiệt thòi hơn rất nhiều.
Quyền Lực Thiên Nhiên – Maokai
Là một đỡ đòn hạng nặng, Maokai hiện tại đang làm mưa làm gió ở vai trò Hỗ Trợ nơi mà những Sett hay Shen đã từng tạo dấu ấn của mình. Đối với người chơi Maokai, chiêu cuối cũ dù có vẻ tẻ nhạt và nhàm chán thế nhưng lại thêm cho Maokai rất nhiều khả năng chống chịu.
Trong khi đó khi kích hoạt Quyền Lực Thiên Nhiên, Maokai sẽ triệu hồi ra một bức tường bằng rễ cây khổng lồ đang tiến về phía trước, trói chân tất cả trên đường đi. Rõ ràng nó có sức tàn phá và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các pha giao tranh, nhưng tốc độ di chuyển có phần chậm chạp, rề rà yêu cầu người chơi phải căn thời điểm thích hợp để có được hiệu quả tối ưu nhất là một điểm trừ không hề nhỏ. Không những thế, một khi trúng một kẻ địch, chỗ rễ cây ở khu vực đó sẽ biến mất và đội hình địch có thể nấp sau một đỡ đòn và vô hiệu hóa chiêu cuối dễ dàng.
Động Đất – Rammus
Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi Riot quyết định làm lại chiêu thức này của Rammus khi nó có quá ít tác dụng. Với Rammus người chơi có lẽ chỉ quan tâm đến Thế Thủ của con Tê Tê Gai này và thậm chí không biết tên gọi chiêu cuối của chính nó.
Chỉ với khả năng làm chậm cũng như gây một lượng SMPT khá khiêm tốn, chiêu cuối của Rammus rõ ràng đã gặp vấn đề từ rất lâu thế nhưng mãi đến thời gian gần đây mới được Riot để mắt đến và lôi ra chỉnh sửa. Mong rằng với chiêu cuối mới sẽ sớm xuất hiện với cái tên Soaring Slam (tạm dịch: Cú Nhảy Chấn Động), nó sẽ khiến lối chơi của Rammus hấp dẫn hơn cùng một chiêu cuối đáng dùng hơn rất nhiều.
Daisy – Ivern
Cái tên tiếp theo xuất hiện trong bản danh sách không chỉ là một cái tên có chiêu cuối khó sử dụng mà sở hữu cả một bộ kỹ năng rất khó để làm quen cũng như tạo đột biến. Dù được ra mắt khá lâu, Ivern vẫn là một vị tướng chỉ được xuất hiện ở những rank cao trong tay những người chơi boy one champ mà thôi.
Không những thế nếu làm một phép so sánh giữa Daisy của Ivern và Tibber của Annie, chú gấu bông của cô nàng pháp sư còn xịn hơn rất nhiều khi có khả năng gây lượng lớn sát thương phép, chống chịu và còn có thể trả thù cho chủ. Tuy nhiên, Ivern vẫn là một vị tướng vô cùng khó chịu và nếu bạn biết cách để sử dụng vị tướng này, Daisy sẽ là một công cụ đắc lực không kém gì một vị tướng trong giao tranh tổng.
Săn Đuổi – Sivir
Cũng tương tự như Kled, Sivir cũng là vị tướng sở hữu khả năng buff cho đồng đội một lượng tốc độ di chuyển nhờ vào chiêu cuối của mình. Mặc dù không xịn bằng Kled về mặt khoảng cách tác dụng thế nhưng chiêu cuối của Sivir lại còn có thêm một dạng nội tại giúp cô nàng Nữ Chúa Chiến Tướng có thêm một lượng tốc độ đánh cho bản thân.
Mặc dù vậy, có lẽ nhiều người chơi ưa thích sát thương sẽ không thích điều này khi chiêu cuối của những Xạ Thủ như Aphelios đã có thời điểm có thể định đoạt cả một giao tranh tổng với một lượng sát thương cực lớn. Vì vậy, dù cho thêm một lượng tốc độ đánh trong xuyên suốt trận đấu cũng như giúp đồng đội và cô linh hoạt hơn trong giao tranh. Chiêu cuối của Sivir vẫn khá kén người dùng, đặc biệt trong thời đại mà người người nhà nhà lên đồ Sát Thủ và có thể truy đuổi oneshot đối phương chỉ trong vài giây ngắn ngủi.
Tên Lửa Định Hướng – Corki
Từng một thời là một vị tướng rất được ưa chuộng ở đường giữa, Corki giờ đây đã dần đánh mất chính mình khi meta đi qua. Không bàn về bộ kỹ năng hay ngưỡng sức mạnh, chiêu cuối của Corki vẫn là một thứ gì đó rất thách thức người chơi ở mọi trình độ.
Nếu là một người thường xuyên theo dõi các giải đấu lớn, sẽ không hề khó để bạn bắt gặp những pha Tên Lửa Định Hướng bay vào hư không dù mục tiêu đang ở rất gần trước mặt. Sở hữu một tiết diện khá lớn thế nhưng hitbox của chiêu thức này lại khá “ảo” và đôi lúc không theo ý người dùng. Không những thế việc phải định hướng chiêu thức liên tục và không được hụt “big bomb” của chiêu thức này vô tình đặt rất nhiều áp lực lên người chơi. Chính vì lẽ đó, Corki vẫn là một vị tướng rất khó để thuần thục trừ khi bạn là một người chơi tay to đủ sự bình tĩnh và tỉnh táo để có thể sử dụng chúng một cách chính xác.
Có thể bạn muốn xem: LMHT: TOP 15 vị tướng chủ chốt sẽ tham gia vào cuộc tổng combat đại suy vong trên Runeterra
Vũ Trụ Rạng Ngời – Taric
Không cần đúng người chỉ cần đúng thời điểm, đó chính là những gì mà Taric cần với chiêu cuối diện rộng của mình. Với khả năng buff bất tử của mình, Vũ Trụ Rạng Ngời là một chiêu cuối rất đáng giá trong giao tranh khi có thể biến cả đội thành những viên kim cương không thể bị chạm vào trong vài giây.
Thế nhưng, điểm yếu chí tử về thời gian khiến cho chiêu cuối của Taric đôi lúc không phát huy được hiệu quả như mong đợi. Khi bật chiêu cuối, Vũ Trụ Rạng Ngời phải mất một thời gian trì hoãn hơn 2 giây để có thể kích hoạt trạng thái bất tử. Và chỉ trong khoảng thời gian đó một vị tướng sát thủ bình thường đã có thể dồn hết bộ chiêu thức để đoạt mạng AD để lại một vũ trụ rạng ngời được bật một cách phung phí. Chính vì những điểm yếu trong việc kích hoạt thế nên Taric hiện tại vẫn chưa thể tìm được một chỗ đứng chắc chắn trên bản đồ các tướng Hỗ Trợ LMHT.
Định Mệnh Vẫy Gọi – Kalista
Nếu như bạn gặp khó khăn khi chơi cũng như làm quen với Kalista thì bạn nên biết rằng mình không cô đơn khi đây là một vị tướng được đánh giá 100 điểm về độ khó. Bên cạnh những chiêu thức yêu cầu tính toán sát thương cũng như khả năng hit and run thượng thừa từ người chơi. Chiêu cuối của Kalista còn thách thức cả người chơi hỗ trợ đi cùng lẫn thời điểm kích hoạt sao cho chuẩn đến từ vị trí của Kalista.
Không những vậy, nếu hỗ trợ là một vị tướng yếu máu như Soraka, Lulu hay thậm chí là Yuumi, Kalista gần như sẽ bỏ phí chiêu cuối của mình khi không chọn lại được đồng minh và chỉ có thể dùng chiêu cuối để cứu đồng đội thay vì mở giao tranh. Chính vì vậy, để tận dụng hết chiêu cuối và không rơi vào tình huống chấp R trong trò chơi phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn tướng của hỗ trợ.
Nấm Độc – Teemo
Cái tên cuối cùng xuất hiện trong bản danh sách chính là Teemo – vị tướng có một bộ kỹ năng đỉnh cao trong việc troll đối thủ cùng đường. Mặc dù sở hữu một khuôn mặt khá dễ thương thế nhưng Teemo lại sở hữu một chiêu cuối chỉ hiệu quả được trong một thời gian đầu trận.
Với những quả nấm được đặt trên khắp bản đồ, Teemo có thể “làm mềm” cấu máu đối thủ ở bất kỳ đâu miễn chúng là những người chơi cẩu thả. Thế nhưng đến với khoảng thời gian giữa trận hay ở những bậc rank cao nơi mà người chơi cắm mắt Tím và dùng máy quét còn nhiều hơn cắm mắt xanh, những chiếc nấm của Teemo sẽ không khác gì một lượng vàng nhỏ thưởng thêm trên khắp bản đồ. Chính vì vậy, đây vẫn được coi là một chiêu cuối khá ít tác dụng đặc biệt trong những bậc rank cao.